Rau chân vịt (thần dược cho sức khỏe) có khó trồng không ?

Chúng ta thường nhắc đến loại rau chân vịt như một loại thần dược cho sức khỏe nhưng thực ra bạn đã nắm được hết những công dụng của chúng chưa? Đây là một loại rau xanh giàu vitamin thiết yếu cho cơ thể. Nhưng nếu bạn chưa thể kể tên tất cả những công dụng của chúng thì đừng bỏ qua bài viết này. AVi Việt Nam sẽ nêu rõ đặc điểm, công dụng và cách trồng cũng như chăm sóc chúng tại nhà để bạn luôn có rau xanh tốt mà không sợ ảnh hưởng thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại nào cả. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Loại rau giàu vitamin thiết yếu cho cơ thể
Loại rau giàu vitamin thiết yếu cho cơ thể

Về rau chân vịt

Người ta còn biết đến chúng với cái tên khác là cải bó xôi hay rau bina, thuộc họ rau dền, có tên tiếng Anh là Spinach và tên khoa học là Spinacia Oleracea. Đây không phải là loại rau thuần Việt mà có xuất xứ từ Trung Đông.

Rau chân vịt giàu vitamin A, K, C, B1, B2 và B6 và các loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kali, magie, canxi và sắt,… Đặc biệt là hàm lượng chất béo trong chúng rất thấp. Hàm lượng vitamin C có trong 100gam rau có thể đáp ứng đến 34% nhu cầu hàng ngày của cơ thể người trưởng thành (điều này đã được Bộ Nông Nghiêp Hoa kỳ nghiên cứu chứng minh).

Đây là loại rau ăn lá ưa sống nơi khí hậu mát mẻ hay những vùng lạnh. Chúng chịu rét tốt nhưng không có khả năng chống chọi với nền nhiệt cao. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh là từ 18 – 20 độ C.

Sinh trưởng phát triển khỏe mạnh là từ 18 – 20 độ C
Sinh trưởng phát triển khỏe mạnh là từ 18 – 20 độ C

Công dụng của rau chân vịt

Chúng ta thường biết đến loại rau này như một loại « siêu thực phẩm ” với nhưng tác dụng cực tốt cho sức khỏe sau đây:

Tốt cho thị lực

Theo nghiên cứu của Đại học Cambridge, thành phần rau này chứa nhiều carotenoid và lutein – những loại chất cực tốt cho mắt. Theo đó, dùng rau chân vịt thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện thị lực, hạn chế những vấn đề về mắt như khô mắt, ngứa mắt, đục thủy tinh thể hay chứng viêm loét giác mạc,… và nhiều chứng bệnh khác.

Hỗ trợ chức năng tiêu hóa

Những người có bụng yếu hay thường mắc các chứng bệnh về tiêu hóa thì nên bổ sung loại rau này trong thực đơn ngay nhé! Các chứng như táo bón hay rối loạn tiêu hóa sẽ được loại rau này đẩy lùi.

Lượng chất xơ và nước dồi dào trong rau chân vịt sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên.

Điều này cũng hoàn toàn đúng khi bạn cho những đứa trẻ hay bị táo bón dùng rau này. Hệ tiêu hóa của bé sẽ được cải thiện, phân được làm mềm ra một cách tự nhiên. Ngoài ra, bé được bổ sung các loại rau giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Bảo vệ tim mạch

Những người mắc bệnh huyết áp hay tim mạch là những người thừa natri nhưng thiếu kali trong cơ thể. Loại rau giàu kali này sẽ giúp bạn cân bằng lượng natri và kali, giúp bảo vệ các chức năng tim mạch.

Ngoài ra, protein trong rau chân vịt có nhiệm vụ làm ức chế cholesterol và các chất béo trong cơ thể. Từ đó, người bệnh sẽ giảm các chứng đau tim, xơ vữa động mạch hay đột quỵ (một trong những nguy cơ gây tử vong cao ở Việt Nam).

Đồng thời, các folate trong rau làm thúc đẩy quá trình lưu thông máu giúp cho tim mạch hoạt động khỏe mạnh hơn.

Những người bệnh tim mạch, huyết áp không ổn định nên bổ sung loại rau quý này vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.

Giúp xương chắc khỏe, ngừa loãng xương

Hệ xương khớp của bạn sẽ nhờ những loại khoáng chất như magie, canxi, kẽm để duy trì hoạt động. Rau chân vịt lại khá giàu những chất này. Do đó, những người trung niên hay người già suy giảm chức năng vận động, thường hay đau nhức thì đây được xem là loại rau cứu cánh cho họ.

Ngăn ngừa ung thư

Theo những nghiên cứu khoa học, các chất như tocopherol, chlorophyllin và folate có trong loại rau này là những loại chất có khả năng đặc biệt trong quá trình ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Theo đó, nếu những bệnh nhân ung thư thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày bằng cách bổ sung rau chân vịt hay những loại rau tương tự khác thì khả năng kéo dài tuổi thọ khá cao.

100gam rau có thể đáp ứng đến 34% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể người trưởng thành
100gam rau có thể đáp ứng đến 34% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể người trưởng thành

Lưu ý khi dùng rau chân vịt

Tuy là loại rau rất hữu ích nhưng nếu dùng không đúng người hoặc không đúng cách, chúng cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bạn nên lưu ý những vấn đề sau :

  • Hàm lượng Purin và Oxalate có trong loại rau này không hề tốt cho sức khỏe của những người bị bệnh Gout.
  • Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị thì không nên có mặt loại rau này trong thực đơn bởi chúng sẽ kìm hãm sự hấp thụ thuốc vào cơ thể đấy!
  • Rau chân vịt có thể được chế biến thành nhiều món ăn với việc kết hợp với những loại thực phẩm khác (nấu canh, làm salad, …). Nhưng nếu kết hợp với hải sản trong món ăn sẽ không phải là ý kiến hay vì chúng có khả năng làm giảm sự hấp thụ các chất bổ dưỡng từ hải sản mang lại.
Salad rau chân vịt
Salad rau chân vịt

Cách trồng rau chân vịt

Nếu bạn sống tại những nơi có khí hậu lạnh, phù hợp với nhiệt độ để loại rau này sinh sống thì nên trồng vài chậu tại nhà để có rau sạch dùng quanh năm. Trước khi trồng bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau:

Chuẩn bị

Đất và dụng cụ trồng

Bạn chỉ cần tận dụng thùng xốp, khay nhựa hay chậu cây cảnh để trồng rau. Dụng cụ trồng cần đảm bảo thoát nước tốt để tránh úng ngập.

Bạn có thể dùng đất tribat hoặc loại đất giàu dinh dưỡng và đảm bảo tính tơi xốp để trồng. Trước khi trồng nửa tháng, bạn nên trộn đất với phân chuồng hoai mục để cung cấp dinh dưỡng cho rau khỏe mạnh.

Hạt giống rau chân vịt

Để có tỷ lệ nảy mầm cao, bạn nên lựa chọn những nơi uy tín để mua hạt giống.

Tiến hành trồng

Rau chân vịt có thể được gieo trồng dễ dàng theo các bước sau đây:

  • Ngâm ủ hạt giống trước khi trồng bằng nước ấm 40 – 50 độ C trong khoảng 4 tiếng đồng hồ để kích thích nảy mầm. Sau đó rửa sạch, để ráo nước.
  • Gieo hạt giống vào chậu đất đã chuẩn bị sau đó lấp một lớp đất mỏng lên mặt. Lưu ý: để cây sau này có đủ không gian phát triển, bạn nên gieo hạt với mật độ vừa phải, không quá dày. Khoảng cách trung bình mỗi cây cách nhau 15cm, hàng cách hàng 12cm.
  • Tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi phun sương để cấp ẩm cho cây. Sau đó đặt chậu gieo hạt nơi khô ráo thoáng mát tránh mưa nắng để chăm sóc tốt hơn.
Tận dụng chậu hoa để trồng rau tại nhà
Tận dụng chậu hoa để trồng rau tại nhà

Chăm sóc cây rau chân vịt

Quá trình chăm sóc loại rau này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đảm bảo những yếu tố sau đây:

Nước tưới

Mỗi ngày bạn nên dành thời gian tưới nước 1 – 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát để đảm bảo đủ ẩm cho cây. Do cây khá mong manh nên khi tưới bạn phải tưới thật nhẹ nhàng bằng vòi phun sương để tránh làm tổn thương cây.

Quá trình tưới nước cho rau chân vịt, bạn nên kết hợp với vệc nhổ cỏ để cây không bị mất chất dinh dưỡng.

Phân bón

Khi hạt giống đã phát triển thành cây con, bạn nên định kỳ bón phân cho rau tầm 10 ngày 1 lần bằng các loại phân hữu cơ sinh học. Khi bón phân, bạn nên hòa tan phân bón với nước theo tỷ lệ phù hợp rồi bón cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Nên dùng các chế phẩm sinh học hoặc dung dịch gừng, tỏi và ớt để phòng trừ sâu bệnh hại rau.

Hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất trừ sâu vì bạn đang trồng rau cho cả gia đình mình dùng đấy!

Thu hoạch

Chỉ sau 2 tháng là bạn bắt đầu thu hoạch lá rau chân vịt rồi đấy. Bạn có thể thu hoạch bằng cách nhổ cây hoặc dùng dao hoặc kéo thật bén để cắt ngang cây cách gốc khoảng 7cm để gốc tiếp tục phát triển thêm những mầm cây mới.

Sau khi thu hoạch, bạn nên bổ sung thêm phân bón để đất tiếp tục nuôi cây khỏe mạnh và nhanh thu hoạch tiếp.

Bạn có thể thu hoạch rau sau 2 tháng gieo trồng
Bạn có thể thu hoạch rau sau 2 tháng gieo trồng

Như vậy đến đây bạn đã có thể kể tên những công dụng của rau chân vịt đối với sức khỏe rồi đúng không ? Thực ra loài rau này không hề khó trồng và chăm sóc nhưng phải trồng nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ chúng mới sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ được. Với những lợi ích trên, chắc chắn bạn nên bổ sung chúng vào thực đơn của cả nhà mình nhé! Nhưng tuyệt đối tuân thủ theo những lưu ý khi dùng để không để lại những hậu quả xấu nha!

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Cây Ngắn Ngày

Củ cải đường – vừa lợi vừa hại – bạn đã biết chưa?

Củ cải đường – vừa lợi vừa hại – bạn đã biết chưa?

Ngày đăng: 05-07-2020

Củ cải đường chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn dùng với liều lượng quá nhiều dễ gây nguy hiểm. Công dụng và những tác dụng phụ mà chúng mang lại là gì? Cách trồng và chăm sóc có khó không? Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu nhé!

Cây bạc hà - công dụng cách trồng và cách phân biệt với cây húng lũi

Cây bạc hà - công dụng cách trồng và cách phân biệt với cây húng lũi

Ngày đăng: 03-07-2020

Một trong những loại cây quý giá trong cuộc sống mà mỗi nhà nên có là cây bạc hà. Đó có phải là cây húng lũi không? Công dụng của chúng thế nào? Trồng có khó không? Thông qua bài viết này, AVi Việt Nam sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn.

Rau mồng tơi – những ai tuyệt đối không nên ăn?

Rau mồng tơi – những ai tuyệt đối không nên ăn?

Ngày đăng: 03-07-2020

Ăn rau mồng tơi có tốt không? Chúng có những tác dụng và tác hại gì? Những ai tuyệt đối không ăn chúng? AVi Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

Ẩn