Cách nuôi gà con mới nở

Mở trại chăn nuôi gà là một hình thức chăn nuôi nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Tuy nhiên, trong vòng đời của một con gà thì giai đoạn mới nở là giai đoạn nhạy cảm nhất. Người nuôi phải biết cách nuôi gà con và biết tất cả những đặc điểm, những thuộc tính của gà để đưa đàn gà đi qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất, nâng cao năng suất đàn gà. Bằng bài viết này, Avi Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kỹ thuật cần trang bị để có một đàn gà con khỏe mạnh.

Trong vòng đời của một con gà thì giai đoạn mới nở là giai đoạn nhạy cảm nhất
Trong vòng đời của một con gà thì giai đoạn mới nở là giai đoạn nhạy cảm nhất

Đối với con vật nào cũng vậy, giai đoạn mới chào đời là chăm sóc vất vả nhất. Cũng như những em bé sơ sinh, lúc này hệ miễn dịch của gà con chưa hoàn chỉnh, các chức năng trong cơ thể chưa được phát triển hoàn toàn, chúng chưa thích nghi kịp với sự thay đổi môi trường từ trong trứng ra môi trường sống. Do đó, chúng cảm thấy rất khó khăn khi phải cố gắng thích nghi với điều kiện khí hậu bên ngoài. Đây là nguyên nhân khiến gà con dễ mặc bệnh, gây còi cọc, chậm lớn và thậm chí giai đoạn này có tỷ lệ chết cao nhất.

Việc tìm cách nuôi gà con là bạn đi tìm hiểu những kỹ thuật giúp gà con thích nghi dần với môi trường sống, hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể nhằm nâng cao đề kháng. Từ đó chúng sẽ phát triển khỏe mạnh về sau. Giai đoạn này bạn phải thật tỉ mĩ, cẩn thận và thực hiện tốt các công tác từ chọn giống, chuẩn bị chuồng trại và cách chăm sóc gà con. Nếu như bạn chỉ nuôi gà tại nhà (gà mẹ đẻ trứng rồi âp gà con thì bỏ qua việc chọn giống). Quá trình thực hiện chi tiết như sau:

Gà con mới nở, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, chưa thích nghi kịp với môi trường sống
Gà con mới nở, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, chưa thích nghi kịp với môi trường sống

Chọn giống gà con

Bạn phải đảm bảo những con gà giống phải được chọn lọc kỹ lưỡng. Gà con giống được chọn phải phát triển đồng đều, gồm những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Tốt nhất là bạn chọn mua gà ở những nơi đảm bảo chất lượng và có kiểm định rõ ràng.

Chuẩn bị chuồng trại

Đối với gà con mới nở hoặc mới đem về, bạn không nên cho chúng sống gần với những lứa gà khác đề phòng dịch bệnh. Gà con sẽ được thả vào những quây úm, ấm áp. Diện tích quây úm phải đủ rộng cho gà con thoải mái hoạt động. Mật độ 35 con/m2 được xem là tiêu chuẩn đối với gà mới nở 1 tuần tuổi. Cứ sau mỗi tuần tuổi, bạn lại nới rộng quây úm 1 lần để đảm bảo đủ không gian. Chiều cao quây úm đủ để tránh những tác nhân bên ngoài như chó mèo hay các tác nhân khác (thường cao 70cm).

Tốt nhất, bạn đặt quây úm ở khu vực kín đáo, tránh gió lùa, tránh mưa tạt. Ngoài ra, bạn không nên đặt quây sát cửa ra vào để tránh trường hợp gió lùa khi mở cửa.

Quây úm gà con
Quây úm gà con

Vệ sinh khử trùng chuồng trại

Trước khi thả gà con, bạn nên vệ sinh khử trùng chuồng trại cũng như quây úm sạch sẽ, dùng Formol 2%, thuốc Crezin hoặc Hanlamid để khử trùng (bạn nhớ mang quần áo bảo hộ khi thực hiện công tác sát trùng nhé). Việc khử trùng cần tiến hành trước ít nhất 14 ngày.

Sau đó, bạn rải một lớp trấu dày 10 – 15cm vào quây úm để giữ ấm cho quây đồng thời giúp chân và cơ thể gà không chạm vào nền đất lạnh. Đừng quên lắp máng ăn máng uống cho gà con nhé!

Trong quá trình nuôi gà con, bạn dùng đèn sợi đốt để sưởi ấm. Tùy theo số lượng gà và diện tích quây mà bạn sử dụng công suất đèn phù hợp. Đèn phải được treo cách nền chuồng 40cm. Bên trên quây úm, bạn phủ thêm 1 lớp bạt để hỗ trợ việc sưởi ấm cho gà hiệu quả.

Hạn chế tối đa việc vào chuồng để tránh lây nhiễm.

Vệ sinh, sát khuẩn chuồng trại
Vệ sinh, sát khuẩn chuồng trại

Chuẩn bị thức ăn cho gà con

Để nuôi gà con hiệu quả, bạn nên dùng thức ăn chuyên dụng cho gà theo từng tuần tuổi gầm các loại cám tổng hợp. Ngoài ra, gà con cần nước sạch và các loại vitamin cần thiết.

Tiến hành thả gà con và cách nuôi gà con

Thả gà con vào chuồng

Bạn nên bật đèn sưởi trước khi thả gà con ít nhất 2 giờ để khu vực gà con ở được giữ ấm ổn định nhiệt.

Kiểm tra sức khỏe của gà con trước khi thả vào quây.

Nhẹ nhàng thả gà con vào quây. Nên đặt gà gần máng ăn, máng uống.

Thả gà con nhẹ nhàng vào quây úm
Thả gà con nhẹ nhàng vào quây úm

Cách nuôi gà con

Đối với gà con mới nở 1 tuần tuổi, bạn chỉ cần bổ sung nước uống có pha kèm 50g đường Gluco: 1g Permasol 500: 1g Vitamin C hòa với 1 lít nước. Sau 2h, bạn mới bắt đầu cho gà làm quen với thức ăn.

Cho gà con ăn uống sau mỗi 2h với lượng thức ăn và nước uống ít để chúng ăn hết. Số lần cho gà ăn giãn dần theo tuần tuổi. Tuần đầu bạn cho gà con ăn 5 – 6 lần/ngày, tuần sau bạn cho gà ăn 3 – 4 lần/ngày.

Không đổ dồn thức ăn cũng như nước uống ở mỗi đợt với nhau gây mất vệ sinh, nấm mốc phát triển gây dịch bệnh. Dụng cụ cho ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ.

Quây úm cũng phải luôn được giữ gìn sạch sẽ, dọn phân gà thường xuyên.

Quan trọng nhất trong kỹ thuật nuôi gà con giai đoạn mới nở là nhiệt độ quây úm. Nên giữ nhiệt độ ổn định, không lên xuống thất thường. Nếu quan sát thấy gà con tập trung tại gần ánh đèn nghĩa là gà bị lạnh, gà gom vào 1 nơi nào đó thì có thể do ảnh hưởng gió lùa từ bên ngoài. Nếu bạn nhìn thấy gà con phân bổ đều trong quây úm thì điều đó có nghĩa là bạn đã úm gà thành công.

Đối với gà con 1 tuần tuổi, thời gian chiếu sáng là 24h/ngày. Sau mỗi tuần bạn lại giảm 1h chiếu sáng ở mỗi ngày cho đến khi bằng với thời gian cân bằng ngày và đêm (12h sáng – 12h tối) thì ngưng chiếu sáng mà tận dụng ánh sáng tự nhiên.

Giữ quây úm sạch sẽ
Giữ quây úm sạch sẽ

Phòng dịch bệnh trong quá trình nuôi gà con

Cách nuôi gà con của bạn có thành công hay không, tỷ lệ gà con của bạn có sinh trưởng và phát triển tốt hay không còn phụ thuộc vào những loại dịch bệnh. Công tác phòng dịch luôn được quan tâm, cụ thể:

  • Bạn đảm bảo công tác khử trùng được thực hiện nghiêm ngặt, không xử lý qua loa. Ngoài ra việc đảm bảo vệ sinh chuồng trại, dụng cụ cho ăn cũng rất quan trọng.
  • Bạn nên theo dõi thường xuyên, nếu gà con bị hở rốn thì bạn cần sát trùng ngay bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue metylen 1%.
  • Trong 3 ngày đầu sau khi nở, gà con cần được uống kháng sinh cảm thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli.
  • Gà con được 7 ngày tuổi, bạn cần nhỏ chủng đậu và Lasota cho gà.
  • Đến 14 ngày tuổi, bạn có thể trộn kháng sinh Neomycin vào thức ăn của gà với tỉ lệ 1g kháng sinh : 1kg thức ăn.
  • Đến 24 ngày tuổi, bạn tiếp tục nhỏ Lasota nhắc lại để đàn gà phát triển khỏe mạnh hơn.
Cách nuôi gà con đúng sẽ giúp gà con luôn khỏe mạnh và cho năng suất cao
Cách nuôi gà con đúng sẽ giúp gà con luôn khỏe mạnh và cho năng suất cao

Trên đây là những điểm kỹ thuật quan trọng mà một người nuôi gà con nên trang bị trước khi tiến hành thực tế. Cách nuôi gà con thật ra không khó nhưng nếu bạn hời hợt, chuẩn bị và thực hiện qua loa thì tỷ lệ gà con không sống nổi của đàn gà sẽ rất cao. Avi Việt Nam hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn.

Chúc bạn thành công!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Chăn Nuôi

Nuôi bò vỗ béo vừa khỏe vừa nhanh sinh lời

Nuôi bò vỗ béo vừa khỏe vừa nhanh sinh lời

Ngày đăng: 28-05-2020

Nuôi bò vỗ béo đang là xu hướng cho nhiều hộ nông dân. Không chỉ bỏ công sức ít mà hình thức nuôi bò này còn nhanh đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, nắm vững kỹ thuật chọn bò, kỹ thuật chăm sóc bò sẽ giúp bạn nhanh chóng thành công hơn. Cùng đọc kỹ nhé!

Kỹ thuật nuôi cá chép năng suất cao

Kỹ thuật nuôi cá chép năng suất cao

Ngày đăng: 28-05-2020

Cá chép là loại cá được nuôi phổ biến ở Việt Nam bởi không những thịt cá thơm ngon mà còn ổn định giá. Tuy nhiên, để nuôi cá chép năng suất cao bạn cần phải chú ý những lưu ý kỹ thuật cơ bản. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn.

Nuôi thỏ thịt cần chú ý những điểm kỹ thuật gì ?

Nuôi thỏ thịt cần chú ý những điểm kỹ thuật gì ?

Ngày đăng: 28-05-2020

Nếu bạn quan tâm đến nghề nuôi thỏ chắc hẳn bạn đã nghe đến danh chàng thanh niên 24 tuổi ở Quảng Trị bỏ ra 3 triệu nuôi thỏ và sau đó chàng lời được 200 triệu/năm. Cùng tìm hiểu xem cậu đã áp dụng kỹ thuật nuôi thỏ như thế nào để đạt hiệu quả như vậy nhé!

Ẩn