Những năm gần đây, nông dân đang dần chuyển qua hình thức nuôi bò vỗ béo thay cho hình thức nuôi bò đẻ. Bởi hình thức này giúp người nông dân cắt giảm công sức bỏ ra lại nhanh thu lại lợi nhuận. Ngoài ra, nuôi bò còn là công việc khá ổn định cho bà con nông dân. Những hộ gia đình không có chi phí đầu tư ban đầu cao cũng có thể nuôi 1 hoặc 2 con để kiếm lời. Tuy nhiên, nếu bạn không nắm vững kỹ thuật từ chọn bò cho đến cách chăm sóc, cách cho ăn thì bạn sẽ khó mà thành công với lựa chọn này. Bằng bài viết này, AVi Việt Nam sẽ chia sẻ chi tiết những vấn đề liên quan cho bạn.
Nuôi bò vỗ béo được xem là một công việc ổn định cho đời sống nông dân bởi thời gian nuôi ngắn nên ít gặp rủi ro về dịch bệnh. Ngày xưa ở các làng quê người dân thường nuôi bò sinh sản, nghĩa là nuôi bò cái sinh ra bò con rồi tiếp tục nuôi lớn rồi bán nhưng hình thức này quá mất thời gian. Với hướng đi mới, người dân chọn những con bò thiếu dinh dưỡng, nuôi thúc nhanh rồi bán ngay khi chúng đạt yêu cầu bò thịt. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý những yêu cầu kỹ thuật sau:
Chọn bò giống
Giống bò thường được lựa chọn để nuôi vỗ béo là bò lai Sind. Việc lựa chọn bò giống bò để nuôi là vấn đề quan trong hàng đầu. Người ta chọn bò lai Sind để có tốc độ phát triển nhanh nhất, rút ngắn thời gian chăm sóc. Ngoài ra, bạn có thể chọn những giống bò khác nhưng hãy đảm bảo chọn lọc những con bò đực khỏe mạnh thì tốc độ vỗ béo sẽ nhanh.
Chọn nuôi những con con bò có khung xương càng lớn càng tốt. Đa số là những giống bò thịt nhưng ốm do thiếu dinh dưỡng. Gặp điều kiện cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, chúng sẽ tăng trọng nhanh chóng. Hơn nữa khi mua những con bò gầy, bạn sẽ bỏ ra số vốn mềm hơn.
Làm chuồng nuôi bò
Chuồng trại nuôi bò phải đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đặc biệt chuồng trại cần chống trơn trượt và có độ dốc nhẹ để thoát nước.
Máng ăn và uống nước cho bò nên làm bằng xi măng, đặt theo chiều dài hành lang chuống để tiện cho việc cho ăn.
Chuồng bò cần có lưới che tránh muỗi và ruồi. Nếu không làm hầm Bioga, bạn nên chia riêng biệt khu chuồng bò và khu để chứa phân để đảm bảo vệ sinh cho bò nuôi.
Chuồng bò phải luôn được vệ sinh sạch sẽ vào mỗi buổi sáng. Lưu ý tránh để bò di chuyển nhiều trong khi làm vệ sinh chuồng để không ảnh hưởng quá trình vỗ béo.
Kỹ thuật chăm sóc bò
Vỗ béo bò là hình thức dùng thức ăn và những nguồn dinh dưỡng khác để chăm sóc nuôi dưỡng bò nhanh thành bò thịt. Phương thức và nguồn thức ăn dùng để vỗ béo sẽ ảnh hưởng đến thời gian nuôi.
Để bò không bị dư nước và thịt bò đỏ đẹp, nguồn thức ăn phải giàu đạm và sắt. Khẩu phần ăn của bò nhiều bột bắp thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm. Thức ăn chứa nhiều các phụ phẩm công nghiệp thì thịt bò sẽ có thớ lớn và nhiều mỡ dắt và mỡ giữa các lớp thịt.
Nguồn thức ăn chủ yếu của bò là cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh khô và củ quả. Bạn nên tận dụng đất trong vườn để trồng cỏ. Việc này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức đi tìm nguồn thức ăn cho bò.
Ngoài ra, cần chuẩn bị thức ăn tinh cho bò gồm các loại cám gạo, bột mì, bột bắp, cám hỗn hợp, bã đậu, bánh dầu,… Mỗi ngày một con bò tiêu thụ khoảng 5kg thức ăn tinh. Nên cho ăn thức ăn tinh vào buổi sáng.
Trước tiên, bạn nên cho bò ăn thức ăn thô xanh, sau đó cho làm quen với khẩu phần năng lượng cao. Không nên cho bò bắt đầu ngay với thức ăn tinh vì dễ khiến bò bị nhiễm độc axit axiroxit gây chết bò.
Bạn nên dùng dao phay hoặc máy xay cỏ để xay cỏ tươi trộn với thức ăn tinh để bò ăn hết thức ăn tránh lãng phí.
Thức ăn cần đảm bảo sạch sẽ, máng ăn thường xuyên được vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho bò.
Vào mùa mưa, bạn cần quan tâm chống muỗi và các loại ký sinh trùng lây bệnh cho bò.
Vào những đợt có dịch, đặc biệt là lở mồm long móng, bạn cần đẩy mạnh việc vệ sinh chuồng trại cũng như cơ thể bò, đặc biệt là vùng miệng và chân bò. Bò có dấu hiệu kém ăn hay bỏ ăn, bạn cần nhanh chóng xử lý ngay để kịp thời cứu được bò khỏi dịch bệnh.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo nước uống đầy đủ cho bò đặc biệt là mùa hanh khô. Bò thiếu nước ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất dẫn đến giảm khối lượng cơ thể. Nước uống của bò cũng phải đảm bảo vệ sinh. Bạn nên pha thêm một it muối vào nước để bổ sung muối cho bò theo tỷ lệ 20 lít nước pha với 100g muối hạt.
Thời gian nuôi bò vỗ béo tốt nhất là tầm 50-60 ngày. Đảm bảo được thời gian như vậy, thì bạn sẽ ít tốn thời gian cũng như công sức cũng như chất lượng thịt bò và đặc biệt là tăng hiệu quả kinh tế.
Nói tóm lại, quy trình nuôi bò vỗ béo cần đảm bảo các bước trong quy trình sau:
- Giữ gìn sạch sẽ chuồng nuôi và đảm bảo khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
- Chuồng nuôi cần chống trơn trượt, có độ dốc thoát nước, không bị côn trùng tấn công.
- Bò giống phải chọn những con khỏe mạnh có bộ khung xương to.
- Cân bằng thức ăn cho bò, đảm bảo đủ cả thức ăn thô xanh và thức ăn tinh.
- Cho bò uống nước không hạn chế và cần cho muốn vào nước bò uống
- Kiểm tra tẩy trùng chuồng trại cũng như cơ thể bò tránh các mầm bệnh.
- Đảm bảo thời gian vỗ béo từ 50-60 ngày.
Việc nuôi bò vỗ béo khá đơn giản không tốn nhiều công chăm sóc, không tiêu tốn nhiều thức ăn, hiệu quả kinh tế cao mà vốn đầu tư mua những con bò gầy, thiếu dinh dưỡng để quá trình vỗ béo diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó bạn có thể tận thu nguồn phân bò để bán lấy tiền hoặc phục vụ cho quá trình trồng cỏ nuôi bò. Việc thực hiện đúng và đủ các biện pháp kỹ thuật nêu trên sẽ giúp bạn chăn nuôi bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chúc bạn sớm thành công!