Kỹ thuật trồng ổi trong chậu có khó không?

Thông thường thì những cây ăn quả như ổi, chanh, xoài,.. thường được trồng ngoài đất. Nhưng nếu nhà bạn ở thành phố, đất chật người đông không có đất trồng ổi nhưng lại là “fan”của ổi thì làm thế nào? Kỹ thuật trồng ổi trong chậu có khó không? Bạn có thử tìm hiểu chưa? Hay bạn nghĩ ngay đến việc đi mua cho nhanh? Đi mua thì đơn giản thật nhưng về lâu dài chắc chắn không tốt bằng bạn tự trồng tại nhà bởi ổi bạn trồng sẽ thu được những quả ổi siêu sạch, không sợ thuốc bảo vệ thực vật cũng như những chất bảo quản trên thị trường. AVi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần có từ kỹ thuật trồng cho đến cách chăm sóc để cây ổi ra nhiều quả, nhanh thu hoạch mà lại ít bị sâu bệnh nhé!

Quả ổi
Quả ổi

Ổi được nhiều người ưa chuộng bởi nó vừa chua chua ngọt ngọt lại có mùi thơm dễ chịu. Ngoài ra, thành phần quả ổi rất giàu vitamin C giúp tăng miễn dịch, làm đẹp da, làm chậm tốc độ của quá trình lão hóa và hỗ trợ giảm cân cũng như cải thiện chức năng nội tiết của cơ thể. Nhà không có đất vườn mà bạn muốn trồng cây ổi thì cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị

Đất trồng

Thực ra cây ổi khá dễ tính, nó thích nghi với nhiều loại đất. Nhưng để kỹ thuật trồng ổi trong chậu hoàn hảo nhất, bạn nên sử dụng loại đất tơi xốp và khả năng thoát nước tốt.

Nếu không có thời gian thì bạn chỉ cần mua đất trộn sẵn tại các cửa hàng cây cảnh. Còn có thời gian thì bạn tự trộn đất tại nhà bằng cách trộn lẫn: đất, phân chuồng hoay mục, vỏ trấu, than bùn, xơ dừa, mùn hữu cơ,…

Để đất sạch mầm bệnh, bạn nên dùng một chút vôi bón lót và phơi đất trong vòng 1 tuần trước khi trồng cây.

Dụng cụ trồng

Ổi là loại cây trồng lâu năm nên bạn cần chọn chậu trồng chắc chắn như chậu đúc hoặc nếu dùng thùng xốp phải sử dụng thùng mới.

Dụng cụ trồng càng to càng tốt vì cây ổi cần không gian rộng lớn. Do vậy, chậu nên có đường kính tối thiểu là 50cm và có lỗ thoát nước.

Chọn giống ổi

Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều giống ổi. Trong đó, những giống như ổi nữ hoàng, ổi Đài Loan hay ổi lê thường dễ trồng trong chậu hơn những giống khác. Tùy theo sở thích gia đình mà bạn lựa chọn giống phù hợp.

Đối với kỹ thuật trồng ổi tại nhà, người ta ít khi gieo hạt mà chọn cách mua cây ổi con tại các vựa cây giống hoặc chiết cành của những cây ổi nhà người quen để tiết kiệm thời gian trồng.

Với 2 cách trên thì AVi Việt Nam đề xuất bạn nên chọn cách mua cây con bởi dùng cách chiết cành thì tuổi thọ cây ổi không được lâu, nhanh bị già cỗi, khả năng cho quả kém.

Nhà vườn đã chuẩn bị sẵn cây ổi con cho bạn
Nhà vườn đã chuẩn bị sẵn cây ổi con cho bạn

Kỹ thuật trồng ổi

Khi mua cây ổi giống về, trại cây giống trồng sẵn trong 1 bầu đất nhỏ (như ảnh trên). Lúc trồng, bạn chỉ cần cho đất vào nửa chậu, lột lớp nilong bên ngoài bầu cây ổi giống rồi đặt cây vào chậu, cố định cây rồi tiếp tục lấp đất và dùng tay nén chặt đất để cây không nghiêng ngã.

Bạn đừng nên lấp đất đầy miệng chậu nhé! Làm vậy khi bạn tưới nước, đất dễ vung vãi ra bên ngoài.

Sau khi trồng bạn tưới nước nhẹ nhàng để cấp ẩm cho đất. Bạn cũng nên dùng rơm rạ, lá khô để phủ xung quanh gốc cây ổi để giữ ấm cho gốc cây.

Nhiều nhà đã áp dụng kỹ thuật trồng ổi trong chậu thành công
Nhiều nhà đã áp dụng kỹ thuật trồng ổi trong chậu thành công

Chăm sóc cây ổi

Để cây ổi khỏe mạnh và cho quả nhanh, bạn nên tập trung chăm sóc nó bằng việc làm cỏ, tưới nước, bón phân, tỉa cành lá như sau:

Tưới nước

Mỗi ngày bạn tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Đảm bảo chậu ổi luôn ẩm đất nhưng không được tưới quá nhiều gây úng cây.

Cây càng lớn, nhu cầu nước càng cao.

Bón phân

Sau khi trồng cây được 2 – 3 tuần, rễ đã tiếp cận lớp đất mới và cây ổi của bạn lúc này đã ra thêm nhiều lá. Lúc này bạn bón phân hữu cơ, phân trùn quế hay phân chuồng ủ hoay cho cây.

Cứ 3 tuần bạn cho cây “ăn” một đợt phân như trên nhé!

Ở giai đoạn cây ổi cho quả, bạn nên bón thêm khoảng 100gam NPK và 50gam Amon Sunphat để nuôi quả.

Đặc biệt, sau mỗi đợt thu hoạch, bạn lại bón phân cung cấp dưỡng chất cho đất để đất đủ dinh dưỡng tiếp tục nuôi cây.

Trong kỹ thuật trồng ổi, bạn cần chú ý mỗi năm lượng phân sử dụng tăng dần. Cần cung cấp đủ phân đạm, lân và Kali cho cây. Bạn lưu ý những công dụng của phân như sau để bón đúng:

  • Phân đạm giúp cây ổi phát triển mạnh mẽ và đâm nhiều chồi.
  • Phân lân có chức năng kích thích cây đẻ nhánh, ra hoa.
  • Kali giúp cành lá cứng cáp, nuôi quả, hạn chế tình trạng rụng quả.
Chăm sóc tốt cây ổi sẽ cho nhiều quả
Chăm sóc tốt cây ổi sẽ cho nhiều quả

Tỉa cành, lá và quả

Khi cây ra hoa, kết quả là lúc bạn nên quan tâm tỉa tót cho cây. Đối với cây ổi ra quả đợt đầu, mỗi nhánh cây chỉ nên nuôi 1 hoặc 2 quả để cây đủ dinh dưỡng nuôi quả ngon. Nên chọn lọc và ngắt bỏ những quả gần ngọn.

Khi cây đã trưởng thành, cho nhiều đợt quả rồi thì bạn có thể để nhiều quả trên cùng 1 nhánh.

Khi cây ổi được 1 năm tuổi, bạn nên tỉa bớt cành và tạo tán cho cây khỏe mạnh. Kỹ thuật trồng ổi cho nhiều quả là cần tạo tán cho cây đẻ nhiều nhánh và đủ sức nuôi quả. Việc tỉa cành tạo tán này còn có tác dụng kích thích cây ra nhiều rễ lấy dinh dưỡng nhiều và nuôi quả tốt hơn.

Những cành nhánh bị sâu bệnh hay kém phát triển hoặc có dấu hiện bị khô thì bạn nên tỉa bỏ sớm.

Bạn nên tỉa đều đặn, thường xuyên, hướng nhánh cây mọc so le nhau để hứng được ánh sáng mặt trời đều nhau. Có như vậy cây mới phát triển khỏe mạnh được.

Lưu ý khi tỉa cành chỉ tỉa những cành cấp 3 chứ không được cắt bỏ những cành cấp 2 bạn nhé!

Tỉa cành tạo tán để cây nuôi quả chất lượng
Tỉa cành tạo tán để cây nuôi quả chất lượng

Phòng trị bệnh cho cây ổi

Đối với cây ổi trồng trong chậu thì ít bị sâu bệnh tấn công như những nhà vườn. Tuy nhiên, bạn nên bao bọc quả ổi lại để bảo vệ khỏi các loài thiên địch. Thời điểm bọc quả ổi là khi chúng được tầm 2 – 3cm.

Dùng túi nilong lồng với lưới xốp bên trong để bọc quả. Nhớ đục những lỗ nhỏ để thoáng khí không làm thối quả.

Hơn nữa, do trồng cho gia đình dùng nên bạn hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nên theo dõi phát hiện ngay khi bệnh hại xuất hiện và dùng những chế phẩm sinh học để điều trị thay cho thuốc hóa học.

Thu hoạch

Nếu bạn áp dụng triệt để kỹ thuật trồng ổi như trên, chỉ sau 5 – 6 tháng là bạn có thể thưởng thức được đợt quả đầu tiên. Bạn nên đợi quả chín mới thu hoạch nhé! Tuy nhiên cũng đừng nên để quả chín trên cây quá lâu dễ bị sâu bệnh và thối quả.

Bọc quả ổi phòng trừ sâu bệnh
Bọc quả ổi phòng trừ sâu bệnh

Đến đây chắc bạn tự trả lời được câu hỏi kỹ thuật trồng ổi trong chậu dễ hay khó rồi đúng không? Thực ra nó không khó khăn như bạn từng nghĩ. Nhưng để chăm được một cây ổi sai quả, bạn cần có không gian đủ ánh nắng mặt trời kết hợp với việc chăm sóc tỉ mỉ và cẩn thận. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc tự trồng 1 cây ổi ngay sân thượng của mình để cả nhà có quả ngon sạch thưởng thức nhé!

Chúc bạn thành công!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Cây Lâu Năm

Kỹ thuật gieo trồng hạt giống dâu tây đỏ nhật bản

Kỹ thuật gieo trồng hạt giống dâu tây đỏ nhật bản

Ngày đăng: 05-06-2020

Dâu tây Nhật Bản “ăn đứt” Dâu tây Việt nhờ vị ngon ngọt nhưng giá thành khá cao. Nắm được kỹ thuật gieo trồng hạt giống Dâu tây Nhật Bản bạn có thể thưởng thức quả Dâu Nhật với giá thành rẻ nhất.

Cách trồng đu đủ cho quả ngon ngọt quanh năm

Cách trồng đu đủ cho quả ngon ngọt quanh năm

Ngày đăng: 04-06-2020

Đu đủ là một loại quả ngon ngọt, giàu dinh dưỡng lại dùng làm thuốc. Nhưng liệu bạn đã biết cách trồng đu đủ ra quả quanh năm? AVi Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn những kỹ thuật cần thiết.

Cách trồng sả tại nhà đơn giản nhanh thu hoạch

Cách trồng sả tại nhà đơn giản nhanh thu hoạch

Ngày đăng: 03-06-2020

Sả được biết đến như một loại gia vị cho những món ngon gia đình. Bạn có muốn biết cách trồng sả vô cùng đơn giản và nhanh thu hoạch không? AVi Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn.

Ẩn