Cây húng quế vừa là rau thơm vừa có nhiều lợi ích mà dễ trồng

Cây húng quế được phổ biến với chức năng là rau thơm, rau gia vị cho các món ăn đậm đà. Nhắc đến chúng, bạn lại nghĩ ngay đến món cháo thịt gà, gỏi gà hay món lòng lợn đúng không? Ngoài công dụng này, chúng còn khá nhiều lợi ích khác mà ít người biết đến. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu sâu hơn, đồng thời học luôn cách trồng và chăm sóc tại nhà để chủ động được khi cần nhé!

Loài rau thơm mang nhiều lợi ích
Loài rau thơm mang nhiều lợi ích

Về cây húng quế

Nguồn gốc, đặc điểm

Một số vùng vẫn quen gọi loài cây này là rau quế, lá quế, é quế, húng chó, húng giỗi hay hương thái,… Với mỗi vùng miền, cây húng quế lại biến thể ra nhiều tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có tên khoa học chung là Ocimum basilicum L. var basilicum. Thuộc họ hoa Môi (Lamiaceae).

Đây là một giống húng tây của vùng Đông Nam Á.

Là một trong những loài cây thân thảo, chúng sống khá nhiều năm, bạn chỉ cần trồng 1 lần là ăn lá được khá lâu đấy.

Chúng mọc thành bụi với chiều cao tầm 50 – 70cm. Tuy nhiên, cũng có những nơi đất tốt chúng cao đến 1mét hoặc hơn.

Thân cây húng quế mịn, nhẵn bóng, không có gai hay lông, thường có màu tím. Cành mọc ra từ thân khá gần gốc.

Lá húng quế thuộc hàng lá đơn, mọc đối nhau với cuống vừa phải. Mép lá có khía răng, màu xanh, bóng, có vị hơi cay và mùi thơm đặc trưng.

Húng quế có hoa nhỏ mọc thành chùm thẳng trên ngọn cây, gồm nhiều bông li ti màu trắng hoặc tím.

Quả có chứa những hạt màu đen, đây là hạt é mà chúng ta thường ăn kèm các món chè hay nước giải khát.

Chúng có vị hơi cay và mùi thơm đặc trưng.
Chúng có vị hơi cay và mùi thơm đặc trưng.

Cây húng quế có tác dụng gì?

Những lợi ích của chúng

Với mùi hương đặc trưng, người ta đã bào chế tinh dầu từ thân và lá cây húng quế. Hơn nữa, thành phần chứa các  flavonoid gồm orientinvà vicenin – những loại chất có khả năng bảo vệ tế bào nhiễm sắc thể tránh những bức xạ xấu từ môi trường.

Ngoài ra, thành phần loại rau này chứa sắt, magiê, canxi, kali, vitamin C, vitamin K và chất xơ… rất tốt cho cơ thể.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, người ta đã chỉ ra được loài rau thơm này có khá nhiều tác dụng trong đời sống. Cụ thể như sau:

  • Xử lý vết rắn cắn, côn trùng đốt hay viêm da, mẩn ngứa, dị ứng da,…
  • Trị khó tiêu, đi cầu lỏng, cảm lạnh, đau đầu hay đắng miệng
  • Giảm cholesterol, ổn định huyết áp, tránh nguy cơ tim mạch
  • Kích thích tiêu hóa, rối loạn dạ dày
  • Chữa ho, sổ mũi, viêm mũi, đau đầu do viêm xoang
  • Tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi triệu chứng lão hóa, cải thiện làn da
  • Ngừa sâu răng, nhiễm trùng tai, kháng khuẩn, chống nấm
  • Giảm stress, lo âu, căng thẳng
  • Lợi sữa, lợi tiểu, khử độc và điều trị sỏi thận
  • Tốt cho tiêu hóa…

Tuy nhiên, những trường hợp sau đây không nên dùng cây húng quế:

  • Những người có tiền sử hạ đường huyết
  • Người đang dùng thuốc chống loãng máu
  • Phụ nữ mang thai
  • Ăn quá nhiều dễ bị ngộ độc vì trong thành phần cây húng quế có chứa eugenol.
Phụ nữ có thai không nên dùng
Phụ nữ có thai không nên dùng

Cách trồng cây húng quế

Để trồng rau húng quế tại nhà, bạn chỉ cần tiến hành theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng

Đất trồng cây húng quế là loại đất thịt có độ tơi xốp, thoát nước tốt và đảm bảo giàu dinh dưỡng.

Trước khi trồng bạn nên trộn đất với phân hữu cơ và tro trấu, xơ dừa,…

Dụng cụ trồng bạn chỉ cần tận dụng khay, chậu, thùng xốp, thùng gỗ,… miễn đảm bảo thoát nước tốt cho cây.

Chuẩn bị giống

Hiện nay có 2 cách để nhân giống cây húng quế là dùng hạt giống hoặc dùng thân cây.

  • Với cách dùng hạt giống: Bạn mua hạt nơi uy tín để có tỷ lệ nảy mầm cao, cây không sâu bệnh. Chỉ cần sử dụng các trang thương mại điện tử để mua bạn vẫn có giống chuẩn.
  • Với cách dùng thân cây: Bạn chọn những cành khỏe mạnh, không non không già, không sâu bệnh để làm cành giâm.

Chọn nơi trồng

Vì là cây ưa sáng, ưa nắng nên những cây húng quế trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn và có mùi thơm đặc trưng hơn so với cây trồng nơi thiếu sáng. Do đó, bạn lựa chọn nơi trồng phù hợp. Có thể tận dụng sân thượng, ban công, nơi giếng trời,… để trồng.

Thời điểm trồng thích hợp

Loài cây này bạn có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thời điểm tốt nhất là:

  • Miền Nam: gieo hạt vào khoảng tháng 11 – 12 và trồng tầm tháng 1, tháng 2.
  • Miền Bắc: gieo hạt vào tháng 2, tháng 3 và trồng vào tháng 4, tháng 5.

Tiến hành trồng

Trồng cây húng quế bằng cành giâm:

  • Cắt đoạn thân cây khoảng 3 – 5cm, ngắt bỏ hết lá bên dưới, chỉ để lại 2 – 3 lá trên cùng.
  • Đặt cành vào ly nước và đặt ly ở nơi có nhiều ánh nắng.
  • 2 tuần sau bạn sẽ thấy chúng ra rễ. Lúc này bạn có thể trồng cây vào chậu đất đã chuẩn bị.

Sử dụng hạt giống cây húng quế:

  • Sau khi chuẩn bị hạt giống bạn có thể ngâm ủ hạt để kích thích nảy mầm hoặc không cần bước này cũng không sao.
  • Gieo hạt trực tiếp vào đất đã chuẩn bị, phủ lên một lớp đất mỏng.
  • Tưới nước mỗi ngày để cấp ẩm cho đất, hạt nhanh nảy mầm.
Dùng hạt giống gieo vào khay đất đã chuẩn bị
Dùng hạt giống gieo vào khay đất đã chuẩn bị

Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước

Mỗi ngày bạn nên tưới nước cho cây húng quế 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Tuyệt đối không tưới nước đêm vì đất ẩm qua đêm dễ tạo môi trường cho mầm bệnh phát triển.

Bón phân

Đối với việc trồng rau cho gia đình sử dụng, đặc biệt là rau ăn lá, bạn nên dùng phân hữu cơ để hạn chế tác hại đến sức khỏe.

Mỗi tháng bạn bón phân cho cây 1 đợt để cây xanh tốt, cho nhiều lá.

Phòng trừ sâu bệnh

Hầu như cây húng quế chỉ dễ mắc bệnh cháy lá, bạn nên phát hiện sớm và xử lý kịp thời tránh lây lan ra những cây khác.

Thu hoạch

Sau khi trồng húng quế 1 tháng bạn đã có thể thu hoạch lá rồi đấy.

Nên hái những lá già trước, lá non sau.

Sau khi thu hái khoảng 50 – 60% lá, bạn hãy cung cấp cho cây 1 đợt phân nữa để cây lấy lại sức và tiếp tục phát triển nhé!

Chỉ mất 1 tháng là bạn đã có thể bắt đầu thu hoạch rồi
Chỉ mất 1 tháng là bạn đã có thể bắt đầu thu hoạch rồi

Như vậy, qua bài viết bạn đã biết thêm nhiều thông tin về cây húng quế - một loài cây gia vị và có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe lại khá dễ trồng. Bạn hãy dùng những kiến thức trên để tự trồng cho gia đình vài cây để  chủ động ăn lá mà không mất công đi mua và mất công bảo quản chúng nhé!

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Cây Ngắn Ngày

Bông cải xanh giàu dinh dưỡng với cách trồng không hề khó

Bông cải xanh giàu dinh dưỡng với cách trồng không hề khó

Ngày đăng: 21-07-2020

Bông cải xanh đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng mua bên ngoài thì các bà nội trợ lại không mấy yên tâm vì sợ thuốc bảo vệ thực vật. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu cách trồng, chăm sóc và những lợi ích mà chúng đem lại cho sức khỏe chúng ta nhé!

Rau càng cua là loại rau dễ trồng và nhiều công dụng rất tốt

Rau càng cua là loại rau dễ trồng và nhiều công dụng rất tốt

Ngày đăng: 18-07-2020

Là loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc lại có nhiều giá trị dinh dưỡng nên rau càng cua ngày càng được ưa chuộng. Nếu bạn muốn trồng chúng tại nhà thì hãy cùng AVi Việt Nam học cách trồng, chăm sóc và tìm hiểu về đặc điểm cũng như một số công dụng của chúng.

Rau răm với 2 cách trồng cực đơn giản tại nhà

Rau răm với 2 cách trồng cực đơn giản tại nhà

Ngày đăng: 17-07-2020

Có một loại rau gia vị với tính ấm, cay nhẹ, thường được sử dụng trong nhiều món ăn đó là rau răm. Hiện nay phổ biến 2 cách trồng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Cùng AVi Việt Nam tìm hiểu cách trồng, chăm sóc và công dụng loại rau này.

Ẩn