Đậu nành giàu đạm lại rất dễ trồng và chăm sóc

Như chúng ta đã biết, đậu nành là một trong những cây trồng họ đậu giàu đạm rất tốt cho sức khỏe. Kỹ thuật trồng khá dễ mà hiệu quả kinh tế lại cao. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều hữu ích: hạt thì dùng thô, xay ngũ cốc, làm đậu phụ, nước tương, sữa, bánh kẹo,… rễ và thân cây làm phân hữu cơ để cải tạo đất,… Chính vì vậy, hôm nay AVi Việt Nam sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng như đặc điểm, công dụng và hướng dẫn bạn trồng cũng như chăm sóc loài cây hữu ích này. Với những kiến thức này, bạn có thể tự trồng tại nhà để gia đình sử dụng hoặc phát triển kinh tế tốt hơn.

Hạt đậu nành có thể được dùng thô, xay ngũ cốc, làm đậu phụ, nước tương, sữa…
Hạt đậu nành có thể được dùng thô, xay ngũ cốc, làm đậu phụ, nước tương, sữa…

Về cây đậu nành

Ngoài cái tên quen thuộc này, người ta còn biết đến chúng với tên đậu tương hay đỗ tương. Chúng là một cây họ Đậu (Fabaceae) với tên khoa học là Glycine max. Đây là cây bản địa khu vực Đông Nam Á.

Là loại hạt giàu đạm protein thực vật nên chúng cực tốt cho sức khỏe. Người ta trồng đậu nành để làm thức ăn cho cả người và vật nuôi.

Như đã đề cập bên trên, từ hạt đậu này con người đã chế biến thành nhiều dạng khác nhau. Có thể dùng hạt thô, ép dầu thực vật, làm nước tương, nấu sữa, làm đậu phụ, bánh kẹo,…

Là loại cây có rễ cọc ăn sâu khoảng tầm 30 – 40cm và lan rộng 20 – 40cm. Nhổ rễ cây đậu nành lên bạn sẽ thấy có nhiều nốt sần. Đây là những điểm cố định đạm do vi khuẩn cộng sinh Rhizobium japonicum tạo nên.

Thân cây hầu như ít phân cành, có màu xanh hoặc tím. Mỗi thân có khoảng 14 – 15 lóng và cao từ 0,5 – 1,2m.

Lá thay đổi từ lá mầm, lá đơn, lá kép có 3 lá chét tương ứng với các thời kỳ phát triển của cây.

Cây đậu nành có hoa giống như những cánh bướm màu tím hoặc trắng, mọc thành chùm, mỗi chùm có đến 7 – 8 hoa. Tỷ lệ đậu quả của chúng chỉ tầm 20 – 30% so với số lượng hoa.

Quả mọc thành chùm, dạng nang, Mỗi chùm chứa từ 2 – 20 quả. Mỗi quả chứa từ 3 – 4 hạt. Khả năng đạt đến 400 quả/cây hoặc có khi nhiều hơn nếu được trồng ở điều kiện thích hợp và được chăm sóc kỹ.

Tùy theo giống mà bạn thu được những hạt đậu nành có kích thước khác nhau. Thông thường chúng có hình tròn, bầu dục hay hình tròn dẹp. Về màu sắc hạt có thể có màu vàng, vàng xanh hoặc nâu đen.

Hoa đậu nành
Hoa đậu nành

Đậu nành có tác dụng gì? Và những lưu ý khi sử dụng

Công dụng

Sau quá trình sử dụng, nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà người ta đã nghiên cứu được nhiều công dụng từ đậu nành như sau:

  • Là loại hạt giúp hỗ trợ điều trị cao huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, giảm cholesterol và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch;
  • Chữa cảm nắng, toàn thân phù nề, ra mồ hôi trộm;
  • Trị các chứng bệnh sau sinh ở phụ nữ như trúng phong;
  • Dùng hiệu quả cho những người bị trúng gió, mồ hôi tự ra, nôn ra nước;
  • Giúp giải độc kịp thời khi ăn phải thức ăn độc, các loại nấm độc…;
  • Giúp cầm máu, hút dịch viêm;
  • Tăng cường sức đề kháng, chữa thiếu máu do thiếu sắt;
  • Chữa dạ dày tích nhiệt, chứng nóng trong bụng, xót ruột và dùng tốt cho người tiểu đường;
  • Tốt cho xương khớp, đồng thời cải thiện trí nhớ;
  • Đậu nành đặc biệt tốt cho phụ nữ: Giúp điều trị thâm nám, tàn nhan, cải thiện sắc tố da, dùng tốt cho người ăn kiêng, giảm cân và cả chứng rụng tóc.
  • Điều trị bệnh viêm gan mãn tính
  • Ngăn ngừa ung thư vú và tuyến tiền liệt

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi dùng đậu nành

Chúng ta thường sử dụng đậu nành ở dạng sữa. Để tốt cho sức khỏe, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không nên kết hợp với trứng gà hay đường đỏ. Nguyên nhân là do axit hữu cơ có trong thành phần đường đỏ mà gặp axit amin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành hợp chất khó hấp thu;
  • Nấu thật kỹ để khỏi gây chướng bụng, đầy hơi hay rối loạn tiêu hóa;
  • Phải dùng ngay, không dùng những bình nóng hay lạnh để bảo quản lâu vì dễ gây biến đổi chất không tốt cho sức khỏe mọi người.
Tuyệt đối không nên kết hợp sữa đậu nành với trứng gà hay đường đỏ
Tuyệt đối không nên kết hợp sữa đậu nành với trứng gà hay đường đỏ

Cách trồng đậu nành

Thời điểm trồng thích hợp

Để cây cho năng suất cao, tránh sâu bệnh, việc lựa chọn thời điểm gieo hạt là khá quan trọng.

  • Đối với miền Nam, bạn có thể trồng bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng cần cung cấp đủ nước tưới cho cây.
  • Đối với miền Bắc, do khí hậu khắc nghiệt hơn nên bạn chỉ có thể trồng trong 3 vụ chính: đông xuân, xuân hè hay hè thu. Theo đó, vụ đông xuân: gieo hạt vào khoảng tháng 11 – 12 dương lịch và thu hoặc vào tháng 2 – tháng 3 năm sau. Vụ xuân hè: gieo hạt vào tháng 2 hay tháng 3 dương lịch và thu hoạch vào tháng 5  - tháng 6. Vụ hè thu: gieo hạt giống đậu nành vào tháng 4, tháng 5 và thu hoạch tầm tháng 7, tháng 8.

Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Nếu bạn có đất vườn, hãy trồng thẳng ra đất nơi có thể chủ động tưới tiêu nước. Hoặc không, bạn chỉ cần tận dụng thùng xốp, khay chậu hoặc bao xi măng để trồng nhưng trồng được số lượng ít hơn.

Dụng cụ trồng phải có lỗ thoát nước.

Đất trồng đậu nành nên dùng loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí và độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5.

Trước khi trồng khoảng 1 tuần bạn nên làm đất kỹ. Sau đó dùng phân chuồng ủ hoai, phân lân, urê và kali bón vào đất rồi phơi nắng để loại bỏ mầm bệnh.

Nếu trồng đậu nành ngoài đất, bạn cần lên luống rộng 1,5 – 2m và cao20 – 25cm. Đồng thời chừa rãnh rộng 20cm, sâu 30cm để tiệncho việc tưới tiêu nước đặc biệt khi gặp mưa. Tạo những hàng sẵn cách nhau 35 – 40cm để gieo hạt.

Chuẩn bị giống

Hiện nay thị trường có khá nhiều giống đậu nành. Bạn có thể chọn một trong các loại giống miễn sao phù hợp với điều kiện và sở thích. Nên chọn những nơi uy tín để có hạt giống tốt, tỷ lệ nảy mầm cao.

Tiến hành gieo trồng

Bạn chỉ cần gieo hạt giống đậu nành vào đất theo hàng đã rạch sẵn với khoảng cách 40 x 10cm, mỗi lỗ bạn gieo 2 – 3 hạt.

Vào mùa mưa bạn trồng thưa hơn so với mùa nắng để đảm bảo sự che  phủ đất, tránh làm mất ẩm đất.

Nếu chọn giống đậu nành thân cao, cành nhiều thì bạn nên trồng thưa hơn bình thường.

Nên trồng theo hàng với mật độ phù hợp.
Nên trồng theo hàng với mật độ phù hợp.

Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước

Là loại cây trồng chịu hạn tốt nên bạn cần tưới vừa đủ nước cho cây. Không nên tưới quá nhiều gây thừa nước.

Vào mùa mưa nhớ đảm bảo thoát nước để tránh úng cây.

Vun gốc, làm cỏ

Trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển, bạn nên lên lịch vun gốc kết hợp làm cỏ khoảng 3 lần.

  • Lần 1: Khi cây đậu nành được 15 ngày tuổi.
  • Lần 2 và 3: cách nhau 15 ngày.

Trồng dặm và bón phân

Có thể bạn sẽ phải trồng dặm ở những bụi không mọc hoặc cây còi cọc để đảm bảo sự phát triển đồng đều.

Bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón phân cho cây. Bạn dùng phân urê bón dọc theo hàng nhưng cách gốc 10 – 15cm. Sau đó tưới nước và vun gốc cho cây để che phủ phân lại tránh bị bốc hơi mất chất dinh dưỡng.

Cách 10 – 15 ngày sau bạn lại bón tiếp 1 đợt phân đạm và kali.

Thu hoạch

Nếu bạn muốn luộc quả ăn kèm bữa ăn thì thu hoạch khi có quả xanh.

Còn nếu muốn dùng hạt thì bạn đợi quả sắp khô mới thu hoạch. Thời điểm thích hợp nhất là lúc lá đậu chuyển màu vàng và bắt đầu rụng. Lúc đó, quả bắt đầu chuyển sang màu xám hoặc đen.

Đậu nành sau khi thu hái xong, bạn phơi nguyên quả cho khô rồi tách hạt để riêng, tiếp tục phơi khô hạt rồi bảo quản dùng dần.

Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là lúc lá đậu chuyển màu vàng và bắt đầu rụng
Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là lúc lá đậu chuyển màu vàng và bắt đầu rụng

Đến đây bạn đã nắm được cách trồng, chăm sóc và thu hoạch đậu nành. Hơn nữa, AVi Việt Nam cũng đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin về đặc điểm, công dụng của loại đậu này đối với sức khỏe. Hy vọng những kiến thức này hữu ích với bạn. Chúc bạn sớm trồng được một đám đậu xanh tốt và trĩu hạt cho cả gia đình dùng.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh và bình an!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Cây Ngắn Ngày

Cây húng quế vừa là rau thơm vừa có nhiều lợi ích mà dễ trồng

Cây húng quế vừa là rau thơm vừa có nhiều lợi ích mà dễ trồng

Ngày đăng: 23-07-2020

Cây húng quế được phổ biến với chức năng là loại rau gia vị cho các món ăn đậm đà hơn. Ngoài ra, chúng còn mang đến nhiều lợi ích khác mà ít người biết đến. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu thêm và học cách trồng - chăm sóc loài cây này nhé!

Bông cải xanh giàu dinh dưỡng với cách trồng không hề khó

Bông cải xanh giàu dinh dưỡng với cách trồng không hề khó

Ngày đăng: 21-07-2020

Bông cải xanh đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng mua bên ngoài thì các bà nội trợ lại không mấy yên tâm vì sợ thuốc bảo vệ thực vật. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu cách trồng, chăm sóc và những lợi ích mà chúng đem lại cho sức khỏe chúng ta nhé!

Rau càng cua là loại rau dễ trồng và nhiều công dụng rất tốt

Rau càng cua là loại rau dễ trồng và nhiều công dụng rất tốt

Ngày đăng: 18-07-2020

Là loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc lại có nhiều giá trị dinh dưỡng nên rau càng cua ngày càng được ưa chuộng. Nếu bạn muốn trồng chúng tại nhà thì hãy cùng AVi Việt Nam học cách trồng, chăm sóc và tìm hiểu về đặc điểm cũng như một số công dụng của chúng.

Ẩn