Cây Lưỡi Hổ được biết đến với vai trò như một máy lọc khí chuyên dụng bởi nó có khả năng hấp thu được 107 loại khí độc trong môi trường, đặc biệt là những loại độc tố gây ra bệnh ung thư. Ngoài ra, người ta còn học cách trồng cây lưỡi hổ để trừ tà ma (xua đuổi ma quỷ) và những vận xui rủi, đón tài lộc và những điều may mắn. Hôm nay, AVi Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về loài cây hữu ích này cũng như cách trồng và chăm sóc chúng nhé!
Về cây Lưỡi Hổ
Đặc tính
Cây Lưỡi Hổ là loài cây cảnh có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Nhìn bề ngoài có vẻ cứng cáp, lá có đỉnh nhọn nhưng nó là loài mọng nước, thân mềm. Lá lưỡi hổ có màu xanh và viền vàng.
Chính vì thân mọng nước nên nó có khả năng chịu khô hạn, dễ chết do ngập úng và có khả năng sống trong bóng râm.
Hoa Lưỡi Hổ mọc từ gốc lên và nở thành từng chùm. Ngoài cách trồng cây lưỡi hổ bằng đất thì phương pháp trồng Lưỡi Hổ thủy canh cũng rất được ưa chuộng.
Công dụng và ý nghĩa phòng thủy
Như đã nói ở trên, Lưỡi Hổ là một loại cây cảnh có khả năng lọc khí, loại bỏ độc tố trong môi trường sống. Những nghiên cứu của NASA thực hiện đã từng chứng minh khả năng loại bỏ độc tố đặc biệt của loài cây này. Những chất thải độc hại từ các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo ô tô, nơi sản xuất sơn,…những chất độc như xylene, formal dehyd, toluene hay nitơ xoxit,… được cây lưỡi hổ lọc sạch khỏi môi trường chúng ta.
Ngoài ra nó còn được biết đến với những công dụng tuyệt vời khác như giảm dị ứng, giảm ho, sổ mũi, kháng khuẩn đồng thời tạo giấc ngủ ngon.
Cây Lưỡi Hổ còn mang ý nghĩa phong thủy đem lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho chủ nhân.
Về mặt tâm linh: đây là loài cây có khả năng làm vượng khí, xua đuổi tà ma và điềm xui cho gia đình.
Chuẩn bị
Đất trồng
Muốn học cách trồng cây Lưỡi Hổ, trước hết bạn phải nắm được nhu cầu sinh trưởng của cây.
Cây Lưỡi Hổ ưa khô hạn hơn là nước ngập nên bạn chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt nhưng phải giàu dinh dưỡng cho cây phát triển.
Dụng cụ trồng
Đến đây thì bạn cũng đoán được dụng cụ trồng cần những gì rồi đúng không? Dụng cụ trồng cây Lưỡi Hổ ngoài yếu tố cân đối với kích thước cây muốn trồng thì cần có lỗ thoát nước để không gây ứ đọng nước dẫn đến úng cây.
Giống cây lưỡi hổ
Thông thường người chơi cây sẽ chọn giống là những cây Lưỡi Hổ được trồng sẵn ở các cửa hàng cây cảnh. Chỉ cần lựa chọn cây khỏe mạnh, xanh tốt về chăm sóc.
Bên cạnh đó, loài cây này cũng khá dễ nhân giống nên bạn cũng có thể nhân giống và trồng tại nhà. Tuy lâu hơn nhưng khá thú vị đấy.
Cách nhân giống cây lưỡi hổ:
Khi học cách trồng cây lưỡi hổ, bạn nên học cách nhân giống để trồng được nhiều nơi hơn. Chọn cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh làm cây giống. Có 2 phương pháp nhân giống phổ biến là nhân giống bằng cách tách cây con hay giâm cành.
Đối với việc tách cây con: Xung quanh gốc cây lớn thường có những gốc cây con bé bé. Bạn nhẹ nhàng xắn từ trên xuống (lấy cả gốc rễ của cây) và trồng ra một chậu khác. Tách ra chậu mới, bạn nhớ kèm theo việc bổ sung phân bón cho cây nhanh phát triển nhé. Thao tác phải thật khéo léo để không gãy lá cũng không ảnh hưởng bộ rễ cả cây mẹ và cây con. Nên tiến hành lúc sáng sớm hoặc chiều mát là hợp lý nhất.
Phương pháp này dễ thực hiện, nhanh tạo cây mới.
Cách giâm cành Lưỡi Hổ: Cắt ngang gốc 1 cành lá của cây giống. Cắt dứt khoát thành từng đoạn ngắn (mỗi đoạn 5 – 6cm). Để ở nơi thoáng mát cho vết cắt hơi héo rồi giâm vào đất ẩm (Nhớ giâm đúng chiều lá mọc nhé!). Nên giâm lá với độ sâu khoảng 2cm thôi nhé, đừng chôn quá sâu. Từ những đoạn lá này sẽ phát triển thành cây mới.
Khi nhân giống cây Lưỡi Hổ bằng cách giâm cành, bạn tránh đặt chậu giâm ngoài mưa nhé. Hạn chế tiếp xúc với nước, chỉ hơi ẩm đất là được. Không nên thực hiện vào mùa Thu và mùa Đông.
Phương pháp này được các cửa hàng lựa chọn để nhân giống rồi bán cây con.
Kỹ thuật chăm sóc cây lưỡi hổ
Sau khi bạn đã biết được cách trồng cây lưỡi hổ thì việc chăm sóc cũng không kém phần quan trọng. Quá trình chăm sóc cây bạn cần chú ý những điểm sau:
Tưới nước
Như đã nói ở phần đầu, cây lưỡi hổ không ưa nước, dễ bị ngập úng và khả năng chịu hạn tốt nên không cần tưới nước nhiều. Mỗi tuần bạn chỉ cần tưới 1 lần cho cây. Vào mùa mưa bạn nhớ kiểm tra chống úng.
Dùng vòi phun sương tưới nhẹ nhàng cho cây.
Điều kiện môi trường
Lưỡi hổ ưa sống trong bóng râm, không chịu được nắng gắt. Do vậy nên đặt cây ở khu vực ít nắng. Nhiệt độ phù hợp là 20 – 30 độ C.
Nếu để cây trong nhà, ít ánh nắng thì mỗi tháng bạn cho cây tắm nắng nhẹ vài ngày là được. Dùng ánh nắng buổi sáng nhé!
Bón phân
Sau 3 – 4 tháng bạn nên cung cấp dinh dưỡng cho cây 1 lần bằng phân lân.
Khi bón chú ý không bón sát gốc mà nên cách gốc 10cm để không gây nóng gốc cây.
Thay chậu cho cây lưỡi hổ
Rễ Lưỡi Hổ thuộc dạng rễ chùm, khả năng phát triển mạnh do đó rất nhanh đầy chậu. Cứ mỗi năm bạn nên đổ sạch đất ra, cắt bớt rễ rồi thay đất mới và trồng lại. Việc này vừa xử lý được những rễ râu ria, lại thay được đất mới đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát triển tốt hơn.
Là một loài cây hữu ích lại có cách chăm sóc khá nhàn nên cây lưỡi hổ được ưa chuộng để làm cảnh, trang trí bàn làm việc, văn phòng công ty,… Nhiều nhà trồng cây lưỡi hổ xung quanh sân hoặc xung quanh vườn với hy vọng đem lại may mắn và tài lộc cho gia đình. Bạn còn chần chừ gì nữa? Cách trồng cây lưỡi hổ đã được AVi hướng dẫn cả rồi. Chúc bạn sớm trồng được những cây lưỡi hổ tươi tốt nhé!