Trồng hoa bồ công anh – loài hoa mong manh bay bay theo gió

“Hoa mềm yếu nhưng tươi đẹp lạ lùng

Hoa mỏng manh nhưng trắng đời tinh khiết

Hoa bay cao và bay xa mãi miệt

Hoa vẫy chào, hồn em thả nhẹ trôi”

Những câu thơ sưu tầm trên tả về những cánh hoa bồ công anh nhẹ nhàng trong sáng khiến nhiều người mê đắm. Đây không chỉ là một loài hoa dùng làm đẹp cho đời bằng vẻ mong manh thanh thoát, bay theo gió mà chúng còn mang những ý nghĩa tuyệt vời. Ngoài ra, người ta còn dùng chúng với mục đích trị bệnh. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu về cách trồng chăm sóc chúng để tự thưởng thức hoa mình trồng nhé!

Những cánh hoa mong manh bị cuốn bay theo chiều gió.
Những cánh hoa mong manh bị cuốn bay theo chiều gió.

Giới thiệu cây bồ công anh

Đặc điểm

Đây là một trong những loài cây có hoa thuộc họ Cúc với tên khoa học là Lactuca indica L. Ở một số nơi, chúng còn được biết đến với những tên gọi khác như cây bồ cóc, cây diếp trời…

Bồ công anh có thân cỏ, mọc thẳng đứng, không phân cành nhánh với chiều cao từ 1 – 2m. Bên trong thân chứa dịch màu trắng đục giống màu sữa. Lá cây dài, phần viền lá có hình răng cưa. Hoa có màu trắng hoặc vàng. Loài cây này phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, thích hợp những vùng ven sông hồ hay sườn núi. Bạn dễ dàng bắt gặp chúng tự mọc ven đường, miền Bắc có nhiều hơn so với miền Nam.

Do nhu cầu dùng bồ công anh để chữa bệnh cao nên ngày nay chúng được nhân giống khá nhiều. Hiện có 3 giống khác nhau:

  • Giống bồ công anh cao: là loại phổ biến nhất. Chúng thường phân bố rộng rãi ở vùng đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc.
  • Giống thân thấp: có chiều cao tương đối hạn chế, chỉ tầm 60cm. Chúng còn có tên gọi khác là bồ công anh Trung Quốc. Tuy thấp bé nhưng đây lại là loại thuốc quý có tác dụng trị nhiều bệnh và hỗ trợ sức khỏe cực tốt.
  • Giống chỉ thiên: phân bố rộng ở các tỉnh miền Nam. Đây là loại dùng làm cảnh, làm trà hay làm rau ăn chứ không dùng để chữa bệnh vì thành phần dược tính không cao.

Ý nghĩa hoa bồ công anh

Tùy theo quan điểm mỗi vùng miền mà loài hoa bồ công anh lại mang những thông điệp khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Cánh hoa nhẹ nhàng dễ dàng bay theo chiều gió như hình ảnh những giấc mơ bay cao bay xa trở thành hiện thực.
  • Những cánh hoa bay là đà còn đại diện cho tinh thần tự do, tự tại giữa những hối hả của cuộc đời.
  • Đây còn là một loài hoa tiên tri tình yêu của những bạn trẻ. Những cô cậu học trò ngây thơ trong sáng dùng những cánh hoa đơn lẻ trên một bông bồ công anh để đếm “yêu – không yêu” rồi kết luận về mối tình ngây dại ấy.
  • Một ý nghĩa đặc biệt khác về thời gian bởi loài hoa này nở và tàn theo khung giờ nhất định. Do đó, những người chăn cừu ngày trước xem đây như chiếc đồng hồ mà thiên nhiên ban tặng cho họ.
Đồi hoa bồ công anh rải trắng chân đất.
Đồi hoa bồ công anh rải trắng chân đất.

Cách trồng bồ công anh

Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng

Nếu muốn trồng làm cảnh hoặc làm dược liệu bạn có thể tận dụng thùng xốp hoặc chậu cây cảnh,… Yêu cầu dụng cụ trồng phải có lỗ thoát nước và đường kính tối thiểu từ 60cm để cây đủ không gian phát triển.

Đất trồng cây bồ công anh không yêu cầu nhiều vì cây dễ thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng phát triển tốt, bạn cần chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng và đảm bảo tính tơi xốp, thoát nước tốt.

Trước khi trồng bạn trộn đất với phân chuồng ủ hoai, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ và than bùn,… kết hợp với bón vôi. Sau đó phơi ải từ 15 – 20 ngày để sạch mầm bệnh.

Chuẩn bị giống

Có 3 giống hoa bồ công anh như đề cập bên trên. Bạn dễ dàng nhân giống bằng hạt. Những cửa hàng bán đồ nông sản thường bán nên bạn chọn nơi uy tín để có hạt giống chất lượng.

Trước khi trồng bạn không cần ngâm ủ vì hạt giống hoa khá dễ nảy mầm. Chỉ cần cắt bớt lông trên hạt để hạn chế bị gió cuốn.

Tiến hành gieo hạt

Thao tác gieo hạt giống bồ công anh thực hiện tuần tự như sau:

  • Cho đất vào chậu, san phẳng mặt đất.
  • Gieo trực tiếp hạt giống vào với khoảng cách 20 – 25cm một hốc. Mỗi hốc nên gieo 2 – 3 hạt.
  • Phủ lên hạt vừa gieo một lớp đất mỏng rồi tưới nước cấp ẩm cho hạt.
  • Che chắn chậu trồng để không bị ảnh hưởng mưa gió hay nắng nóng.
  • Vài ngày sau hạt nảy mầm thì bạn gỡ bỏ lớp che chắn đi để lá cây quang hợp tốt hơn.
Là loài cây có khả năng tụ mọc dại nên bạn dễ dàng trong việc chăm sóc.
Là loài cây có khả năng tụ mọc dại nên bạn dễ dàng trong việc chăm sóc.

Kỹ thuật chăm sóc cây bồ công anh

Tưới nước

Đây là loài cây ưa nước nhưng không chống chịu sự ngập úng. Việc tưới nước phải thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần tùy vào tình hình thời tiết. Không để đất quá khô nhưng cũng đừng tưới quá đẫm.

Bón phân

Khi cây được 7 – 10 ngày tuổi, bạn nên bón phân hữu cơ để cung cấp dưỡng chất cho cây. Mỗi tháng bạn lại lặp lại công việc này. Khi bón không nên bón phân lên lá, hãy hòa loãng phân trong nước rồi tưới vào gốc cây một cách nhẹ nhàng.

Kích thích cây phát triển

Để cây luôn xanh tốt và cho nhiều hoa nhất là vào dịp Tết, bạn hãy thực hiện như sau:

  • Cắt bỏ 1 nửa hoặc hơn 1 nửa số lượng lá trên cây.
  • Tưới nước nhẹ nhàng nhưng đẫm gốc.
  • Để khô không tưới trong vòng 1 tuần. (Nếu khô quá thì tưới nước trở lại để không chết cây).
  • 1 tuần sau bón cho cây ít phân kích hoa.
  • Những ngày tiếp theo, bạn tưới nước bình thường để giữ ẩm đất.
  • Khoảng 1 đến 3 tuần cây sẽ bắt đầu cho hoa.
Bó hoa bồ công anh trắng nhẹ nhàng thanh thoát.
Bó hoa bồ công anh trắng nhẹ nhàng thanh thoát.

Thu hái hoa

Khi hoa nở bạn nên thu hái ngay để tránh làm chúng nở rộ dễ bị gió cuốn đi. Bạn dùng kéo bén cắt nhẹ nhàng rồi đem vào nhà cắm bình.

Trường hợp bạn muốn đem hoa đi tặng thì hãy canh hoa có dấu hiệu hơi nứt ra thì dùng kéo cắt hoa luôn. Để như vậy mang đi tặng. Ngày hôm sau hoa sẽ nở bung ra là vừa. Không nên đợi hoa nở bung mới cắt vì khó bảo quản và vận chuyển nguyên vẹn.

Khi cắm hoa bồ công anh vào bình, bạn nên cho nước vào nhé! Nếu không, cuống hoa thiếu nước hoa sẽ bị héo và gục xuống. Tuy nhiên, cuống hoa hút nước khá nhanh, nếu bạn lỡ để hoa héo, chỉ cần châm nước vào bình là hoa sẽ nhanh chóng tươi trở lại.

Hoa bồ công anh có công dụng gì?

Ngoài việc dùng hoa để chưng và tặng cho người thân, bạn bè, cả lá, thân và rễ hoa đều hữu dụng. Cụ thể như sau:

  • Lá bồ công anh dùng để ăn sống hay kết hợp với những loại rau khác tạo nên món salad. Hoặc bạn nấu lá tươi hay phơi sấy khô nấu nước uống để hỗ trợ tiêu hóa, trị đau dạ dày hay mụn nhọt..
  • Phần hoa không những làm đẹp không gian mà còn được dùng để ngâm rượu uống.
  • Riêng rễ cây, bạn đem phơi khô hay rang lên để nấu nước uống giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ, ăn uống nhanh tiêu hơn, tránh đầy hơi, chướng bụng.
Rễ cây được dùng để kích thích hệ tiêu hóa
Rễ cây được dùng để kích thích hệ tiêu hóa

Đây không những là loài hoa nhẹ nhàng mong manh làm đẹp cho đời mà chúng còn đem lại giá trị tốt cho sức khỏe. Hãy dành vài chậu cây hay thùng xốp để trồng hoa bồ công anh lấy lá ăn sống rồi lấy hoa chưng. Nếu bạn có vấn đề về dạ dày, tiêu hóa thì đây đúng là loại cây đáng trồng.

Chúc bạn sớm có những chậu hoa xinh đẹp!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Trồng Hoa

Hoa dừa cạn – ý nghĩa, công dụng, cách chăm sóc để hoa rực rỡ

Hoa dừa cạn – ý nghĩa, công dụng, cách chăm sóc để hoa rực rỡ

Ngày đăng: 18-08-2020

Hãy để AVi Việt Nam đồng hành cùng bạn tìm hiểu đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc hoa dừa cạn để chúng luôn xinh xắn đáng yêu nhé!

Hoa tigon nhẹ nhàng mong manh nhưng có sức hút đến lạ thường

Hoa tigon nhẹ nhàng mong manh nhưng có sức hút đến lạ thường

Ngày đăng: 12-08-2020

Cùng AVi Việt Nam tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa và công dụng của hoa tigon cho đến cách trồng và chăm sóc để có thể tự trồng những giàn hoa tuyệt đẹp nhé!

Sen mini nhật - những ý nghĩa phong thủy có thể bạn chưa biết

Sen mini nhật - những ý nghĩa phong thủy có thể bạn chưa biết

Ngày đăng: 07-08-2020

Mỗi màu của hoa sen mini Nhật đều mang một nét nghĩa riêng. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu về ý nghĩa phong thủy của những đóa hoa nhỏ nhắn này nhé!

Ẩn