Nấm linh chi có những công dụng gì? Tự trồng có khó không?

Chắc bạn cũng từng nghe nhắc nhiều đến lợi ích của nấm linh chi. Mọi người xem đây là một vị thuốc quý. Bạn đã hiểu rõ công dụng của chúng chưa? Nếu chưa thì đây đúng là bài viết bạn cần tìm. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu chi tiết về công dụng và cách tự trồng chúng xem có đơn giản không để nếu được bạn có thể dựa theo đó mà thực hiện tại nhà nhằm tiết kiệm chi phí vì giá trên thị trường khá cao.

Tự trồng nấm linh chi có khó không?
Tự trồng nấm linh chi có khó không?

Nấm linh chi là gì?

Đây là một trong những loại nấm thuộc họ nấm lim. Chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Tiên Thảo, Vạn Niên Nhung hay Nấm Trường Thọ. Loài nấm này được xếp vào loại thượng phẩm và được có mặt trong nhiều sổ sách ghi chép về những vị thuốc quý như “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”.

Có loại sống chỉ một năm nhưng cũng có loại sống lâu năm. Mũ nấm có hình tròn méo, có loại giống hình quả thận hay hình sừng hưu nhưng hầu hết các loại đều có bề mặt nhăn nheo.

Hiện tại người ta đã và đang nghiên cứu về thành phần và công dụng của 6 loại nấm linh chi sau đây:

  • Linh chi xanh hay còn gọi là Thanh chi hay Long chi;
  • Linh chi đỏ hay còn gọi là Hồng chi, Xích chi hay Đơn chi;
  • Linh chi vàng hay còn gọi là kim chi hay hoàng chi;
  • Linh chi trắng hay còn gọi là Ngọc chi hay Bạch chi;
  • Linh chi đen hay còn gọi là Huyền chi hay Hắc chi;
  • Linh chi tím hay còn gọi là Mộc chi hay Tử chi.

Trong đó, nấm linh chi đỏ Hàn Quốc là loại phổ biến nhất với hàm lượng dược tính cực mạnh. Ngoài ra, nhiều quốc gia khác cũng ưa chuộng loại này là Nhật, Mỹ, Đài Loan và Trung Quốc. Đây là loại nấm thân gỗ, những cây nấm non có mặt trên màu đỏ và bóng, mặt dưới màu trắng. Nhưng khi trưởng thành, chúng lại xuất hiện thêm nhiều bào tử màu nâu bám ở mặt trên.

Tại những quốc gia trên, ngoài nấm rừng mọc tự nhiên thì người ta đã thực hiện việc nuôi trồng với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của đông đảo người dùng.

Trong lĩnh vực y học hiện đại, nhiều nghiên cứu vẫn được liên tục thực hiện để khai thác hết những lợi ích của loại thần dược này.

Nấm linh chi đỏ Hàn Quốc
Nấm linh chi đỏ Hàn Quốc

Nấm linh chi uống có tác dụng gì?

Với vị đắng và tính hàn và nhiều dược chất quan trọng nên đây là loại nấm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hệ hô hấp, miễn dịch, tim mạch và cả hệ bài tiết. Theo đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích không thể không nhắc đến sau đây:

  • Ngăn ngừa nhiều bệnh lý tim mạch, giúp giảm lượng cholesterol trong máu và điều hòa huyết áp;
  • Hỗ trợ hoạt động của chức năng gan, thận, tăng lưu lượng nước tiểu, thải độc gan, phòng ngừa dị ứng;
  • Tăng cường miễn dịch, ức chế sự tấn công và gây hại của virut gây những bệnh cảm theo mùa, do thời tiết;
  • Phòng trị viêm khí phế quản, hen suyễn;
  • Tăng hoạt động sản sinh chất testosterone làm tăng cường sinh lực cho phái mạnh;
  • Kích thích máu lưu thông và làm giãn nở mạch máu, giảm lượng đường trong máu;
  • Chống lão hóa da, nuôi tóc bóng mượt, chắc khỏe;
  • Chống đông máu;
  • Đây còn là loại thuốc an thần, trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, giải tỏa stress, thư giãn các khối cơ;
  • Điều trị viêm loét dạ dày;
  • Thúc đẩy trao đổi chất và gây thèm ăn, hỗ trợ tăng cân;
  • Giúp hệ xương phát triển tốt;
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư…
Đây là loại nấm tác động lên hệ hô hấp, miễn dịch, tim mạch và cả hệ bài tiết.
Đây là loại nấm tác động lên hệ hô hấp, miễn dịch, tim mạch và cả hệ bài tiết.

Cách trồng nấm linh chi

Để tiến hành trồng loại nấm nhiều lợi ích này, bạn cần chuẩn bị và thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn cần có bã mía thải và mùn cưa của các loại gỗ. Tuy nhiên, không nên lựa chọn những loại gỗ có tinh dầu và chứa độc tố.

2 loại nguyên liệu này phải được lọc qua rây hay sàn trước khi đưa vào sử dụng.

Xử lý nguyên liệu

Chuẩn bị nước vôi có độ pH 13 – 14. Liều lượng như sau:

  • Cứ mỗi kg mùn cưa khô bạn cần 1,2 lít nước vôi;
  • Mỗi kg bã mía khô bạn cần 2,2 lít nước vôi.

Cho nguyên liệu vào nước, trộn đều lên để nước ngấm đều rồi phủ kín lại ngâm trong 7 – 8 ngày.

Sau khi ngâm đủ thời gian, nguyên liệu đã chuyển sang màu nâu. Lúc này, bạn kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của nguyên liệu. Duy trì nhiệt độ đống ủ từ 45 – 50 độ C, độ ẩm đạt 60 – 65%. Tiếp tục ủ đống và che kín lại ủ tiếp 1 chu kỳ 7 – 8 ngày nữa.

Trộn nguyên liệu và đóng bịch

Sau khi đã xử lý xong nguyên liệu, bạn trộn chúng với những chất phụ gia sau đây:

  • Mùn cưa đủ ẩm: 83,5%;
  • Bột nhẹ CaCO3: 1,3%;
  • Cám gạo: 5%;
  • Cám ngô: 10%.

Trộn đều tất cả với nhau và duy trì độ ẩm 60 – 65%.

Để đóng bịch nguyên liệu, bạn cần có những vật dụng cần thiết như: túi nilong 2 lớp với kích thước 25x35cm, cổ nút nhựa, nắp đậy, dây thun buộc miệng túi và bông nút. Tùy theo lượng nguyên liệu mà bạn chuẩn bị số lượng phù hợp.

Cách đóng nguyên liệu làm nấm linh chi vào bịch như sau:

  • Gấp đáy bịch nilong thành dạng đáy vuông, cho nguyên liệu đã trộn vào và ấn nhẹ cho có độ chặt vừa phải. Độ cao nguyên liệu trong bịch từ 10 – 13cm.
  • Làm cổ nút, đặt nút bông vào và nắp đậy. Mỗi bịch nặng từ 1,1 – 1,3kg.
  • Lưu ý làm bịch nilong 2 lớp nhé!

Hấp thanh trùng, để nguội và cấy giống

Dùng nồi áp suất để hấp với nhiệt độ từ 123 – 125 độ C trong khoảng từ 3 – 4 giờ.

Nếu dùng lò hấp cách thủy, bạn nên duy trì nhiệt độ 100 độ C trở lên và hấp từ 10 – 12 giờ.

Sau khi hấp, bịch có mùi thơm. Lúc này bạn để nguội nguyên liệu trong phòng cấy vô trùng từ 12 – 16 tiếng đồng hồ.

Khi nhiệt độ trong bị xuống thấp hơn 28 độ C thì tiến hành cấy giống.

Trong suốt quá trình cấy, bạn phải đảm bảo giữ sạch sẽ, thanh trùng phòng ốc thường xuyên bằng vôi bột hoặc lưu huỳnh.

Dụng cụ được sử dụng là que cấy, bàn cấy, đèn cồn và cồn sát trùng.

Phôi giống nấm linh chi được làm trên môi trường hạt trong những chai thủy tinh. Lượng giống cho mỗi bịch là 15 – 20 gam.

Ươm sợi và nới nút bông

Để tiến hành ươm thì nhà ươm phải thoáng mát, độ ẩm khoảng 70 – 80%, nhiệt độ từ 25 – 30 độ C và có lượng ánh sáng yếu.

Chuyển bịch vào nhà ươm, đặt chúng lên sàn, giá sàn hay trêo lên dây với khoảng cách mỗi bịch từ 2 – 3cm.

Sau 20 – 25 ngày, bạn kiểm tra lại sợi nấm đã bao phủ hết toàn bộ bề mặt bịch chưa. Nếu đã phủ kín mặt bịch thì tiến hành nới nút bông.

Cách nới nút bông như sau: Bạn lấy nút bông hiện tại ra, đưa nút bông đã làm tơi xốp và có kích thước nhỏ hơn vừa miệng nắp nhựa rồi ấn sâu xuống bằng với miệng nắp nhựa.

Thời gian ươm sợi từ 40 – 45 ngày. Trong thời gian này, bạn nên kiểm tra và loại bỏ khỏi vườn ươm những bị bị hỏng để tránh ảnh hưởng những bịch khác.

Nguyên liệu đã được đóng bịch.
Nguyên liệu đã được đóng bịch.

Chăm sóc, thu hái và chế biến nấm linh chi

Trong suốt quá trình trồng nấm, bạn phải duy trì nhiệt độ từ 25 – 28 độ C.

Khi những sợi nấm ăn xuống 2/3 bịch nilong, bạn sẽ thấy những mũ nấm trên cổ nắp nhựa với màu trắng hồng. Sau đó chúng lớn dần lên thành hình quả trứng.

Bạn đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp cho nấm phát triển.

Theo dõi và tưới nước nhẹ hàng ngày lên các bịch nấm. Nhiệt độ xuống quá thấp hoặc lên quá cao dễ khiến nấm bị dị dạng nên đây là điều kiện cực kỳ quan trọng.

Khoảng tầm 70 – 85 ngày chăm sóc mới thu hoạch được nấm linh chi trưởng thành. Khi mũ nấm có màu nâu đồng, bạn có thể tiến hành thu hái đợt đầu tiên.

Khi hái nấm, bạn nên chọn những ngày nắng. Chỉ cần dùng dao cắt ngang nơi chân nấm tiếp giáp với bịch nilong. Cắt nấm xong bạn bôi vôi lên vết cắt và tiếp tục nuôi.

Sau tầm 15 – 20 ngày, bạn có thể tiếp tục thu đợt mới. Mỗi bịch bạn có thể thu hái được 3 – 5 đợt.

Sau khi thu hái nấm, bạn rửa nhanh dưới vòi nước cho hết bụi và sạch lớp bào tử rồi xếp ra phơi nắng hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 – 60 độ C. Khi độ ẩm chỉ còn khoảng 13 – 14% bạn thái lát ra dùng hoặc có thể nghiền chúng thành dạng bột.

Sắp đến giai đoạn thu hái.
Sắp đến giai đoạn thu hái.

Như vậy, đến đây bạn đã nắm được các bước thực hiện việc nuôi trồng nấm linh chi rồi đấy! Cách tiến hành trồng chúng không khó khăn nhưng bạn phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng hợp lý. Ngoài ra, môi trường nơi nuôi trồng phải đảm bảo vô trùng tránh ảnh hưởng chất lượng nấm. Đây thực sự là một loại dược liệu tự nhiên quý giá. Nếu được, bạn hãy thử trồng tại nhà nhé!

Chúc bạn thành công!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Trồng Nấm

Cách trồng nấm rơm đơn giản cho năng suất cao

Cách trồng nấm rơm đơn giản cho năng suất cao

Ngày đăng: 27-05-2020

Mùi vị và giá trị dinh dưỡng cao của nấm rơm có lẽ ai cũng biết rồi. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn cũng muốn tự mình trồng nấm rơm ngay tại nhà đúng không? Hãy đọc kỹ bài viết, bạn sẽ biết cách thực hiện điều đó một cách đơn giản, ít tốn kém nhất!

Ẩn