Hoa ngũ sắc từ mọc hoang dại trở thành cây bonsai

Trước đây, cây ngũ sắc chỉ thường mọc hoang trên những ngọn đồi, đất gò hay ven đường,… Nhưng hiện nay, nhờ vẻ đẹp hoang dã kết hợp với nhiều màu sắc rực rỡ đáng yêu và thân cây dễ dàng tạo dáng bonsai mà người ta đã nhân giống và trồng chăm sóc chúng như những loài cây cảnh thực sự. Ngoài ra, chúng còn có nhiều công dụng và những ý nghĩa phong thủy rất tốt. Do đó, AVi Việt Nam sẽ dành thời gian chia sẻ nhiều thông tin mà có lẽ bạn chưa biết về loài cây này đồng thời hướng dẫn bạn cách trồng, chăm sóc chúng để cây sum suê hoa.

Ngũ sắc được trồng làm cây cảnh
Ngũ sắc được trồng làm cây cảnh

Về cây ngũ sắc

Nguồn gốc và đặc điểm

Ngoài tên gọi này được phát hiện lần đầu tiên ở khu vực Trung Mỹ. Người ta còn biết đến chúng với những tên gọi khác như bông ổi, hoa trâm ổi hay ổi nho, cây tứ quý, cây thơm ổi… Theo tiếng Tày, chúng được gọi là Nhà Khí Mu. Hoa ngũ sắc có tên khoa học là Lantana camara L., thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Là một trong những cây thân gỗ, thường mọc thành bụi với chiều cao tầm 30cm cho đến 2m. Thân cây có gai, nhiều lông và thường chúng có màu xanh khi mới mọc nhưng càng về già lại chuyển thành màu nâu.

Những người chơi bonsai thường dùng những phương pháp cắt tỉa để tạo dáng độc đáo cho cây. Dưới bàn tay của những nghệ nhân chúng sẽ được tạo thành nhiều dáng thế khác nhau như dáng huyền, dáng trực, dáng thác đổ…

Lá cây ngũ sắc có hình trái xoan với đầu lá nhọn, viền lá có hình răng cưa và mặt dưới lá có lông. Chúng thường mọc đối xứng nhau qua thân.

Ngay chính tên gọi bạn cũng đoán ra hoa chúng có 5 màu rồi đúng không? Thật vậy! Hoa ngũ sắc thường có nhiều màu, mọc thành chùm gồm nhiều bông nhỏ 4 cánh hình tròn, chính giữa hoa lõm xuống. Vòng đời của mỗi bông hoa sẽ có sự thay đổi màu sắc. Khi mới hé nở, chúng có màu vàng, rồi chuyển thành màu cam, sau đó lại rực rỡ màu đỏ. Tuy nhiên vẫn có loài chỉ đơn sắc: tím, hồng phấn, vàng hay trắng. Đây là loài cây có khả năng nở hoa quanh năm.

Từ tháng 4 đến tháng 9, cây sẽ cho quả. Quả có hình cầu, khi chín chuyển màu đen, vị quả ngũ sắc thơm thơm như ổi. Bên trong quả có chứa 1 – 2 hạt cứng với bề mặt xù xì.

Hoa ngũ sắc và hoa cứt lơn là 2 loài cây khác nhau nhưng nhiều nơi nhầm lẫn chúng với nhau.

Hoa ngũ sắc có nhiều màu rực rỡ
Hoa ngũ sắc có nhiều màu rực rỡ

Công dụng

Với hoa đẹp, thân dễ tạo dáng bonsai nên người ta dùng chúng để trang trí không gian nhà ở, đặt nơi sân thượng, ban công,… Ngoài ra, trong Đông y, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong nhiều bài thuốc trị bệnh sau đây:

  • Trị viêm xoang bằng cách xay nhuyễn rễ, thân, lá và hoa sau đó lọc lấy nước. Sau đó, dùng bông gòn thấm nước nhét vào mũi, để nguyên 15 – 20 phút rồi lấy ra. Hoặc cũng có thể dùng tinh dầu ngũ sắc hay dung dịch ngũ sắc được bào chế sẵn theo công nghệ Tây y để xịt vào mũi.
  • Trị viêm, hạ sốt, tiêu độc… do lá cây có vị đắng, tính mát. Đặc biệt, chúng rất hữu dụng trong việc xử lý cầm máu cho vết thương rắn cắn hay những vết chám, ghẻ lở hay nấm da.
  • Trị thấp khớp, hạ huyết áp, trị ho ra máu, ho lao,…
Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong nhiều bài thuốc trị bệnh
Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong nhiều bài thuốc trị bệnh.

Ý nghĩa phong thủy của hoa ngũ sắc

Xuất thân từ loài cây dại nên sức sống của cây ngũ sắc rất mãnh liệt. Bạn không cần bỏ công chăm sóc nhiều, chúng cũng có thể sống khỏe mạnh, ra hoa đẹp mà không bị sâu bệnh tấn công. Do đó, hoa ngũ sắc đại diện cho tính kiên cường bất khuất của người Việt Nam. Nhiều quan niệm phong thuỷ xem loài hoa này là biểu tượng của sự cân bằng, hài hòa của mọi vật trong đời sống.

Chúng còn là hình ảnh của những con người biết trân trọng giữ gìn những điều đang có và vươn lên những điều tốt đẹp hơn.

Đại diện cho tính kiên cường bất khuất của người Việt Nam
Đại diện cho tính kiên cường bất khuất của người Việt Nam

Cách trồng hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc có thể trồng bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng để có hoa nở đúng dịp Tết thì bạn nên trồng vào khoảng tháng 10. Lưu ý chọn địa điểm trồng cây hoặc đặt chậu cây ở nơi có nhiều ánh nắng để cây trổ hoa rực rỡ.  Để trồng hoa, bạn tiến hành như sau:

Chuẩn bị chậu và đất trồng

Ngũ sắc thích hợp với hầu hết những loại đất nhưng nếu có môi trường đất tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Trước khi trồng bạn nên bón lót bằng phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Để tăng tính thoát nước cho đất, bạn có thể trộn đất với cát và xơ dừa.

Chậu trồng hoa ngũ sắc nên chọn chậu có lỗ thoát nước để cây không bị ngập úng.

Chuẩn bị giống

Hiện nay, có 2 cách nhân giống là dùng hạt giống hoa ngũ sắc và giâm cành.

  • Nếu gieo hạt, bạn có thể dùng hạt từ những quả chín trên cây, nhưng do hạt chứa nhiều dầu, không để được lâu được. Bạn cũng có thể chọn mua hạt giống làm sẵn. Lưu ý lựa chọn những nơi uy tín để có hạt giống hoa ngũ sắc chất lượng và tỷ lệ nảy mầm cao. Sau khi làm đất kỹ, tưới nước cấp ẩm rồi gieo hạt vào đất. 3 – 4 ngày sau, cây con xuất hiện. Bạn tiếp tục chăm sóc đến khoảng 10 – 15 ngày bạn bứng cây con trồng vào chậu. Mỗi cây nên cách nhau 30 cm. 
  • Nếu giâm cành, bạn cần chuẩn bị những cành giống từ những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cắt mỗi đoạn cành tầm 10 – 15cm. Sau khi chuẩn bị đất, bạn cắm cành vào khoảng 3 – 5cm. Tưới nước giữ ẩm rồi chăm sóc đợi chúng đâm chồi và phát triển thành cây mới.
Hiện nay, có 2 cách nhân giống là dùng hạt giống hoa ngũ sắc và giâm cành.
Hiện nay, có 2 cách nhân giống là dùng hạt giống hoa ngũ sắc và giâm cành.

Kỹ thuật chăm sóc hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc dễ trồng, dễ sống, dễ chăm sóc nên quá trình cây sinh trưởng, bạn chỉ cần lưu ý những yếu tố sau:

Tưới nước

Mỗi ngày bạn nên tưới nước cho cây 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát trong giai đoạn cây còn non. Khi cây trưởng thành, bạn chỉ cần tưới 2 – 3 ngày 1 lần là được.

Hạn chế tối đa việc tưới nước vào ban đêm để tránh tạo môi trường sâu bệnh phát triển.

Ánh sáng

Cây hoa ngũ sắc ưa sáng, ưa nắng, khi trồng nên đặt cây nơi có ánh sáng tốt để cây ra hoa rực rỡ.

Nếu trồng cây trong nhà, bạn nên mỗi ngày đem cây ra tắm nắng để đáp ứng nhu cầu của cây.

Bón phân

Bạn nên dùng những loại phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai để bón cho cây. Mỗi tháng bạn nên bón phân 1 lần kết hợp với xới xáo lớp đất mặt.

Thay chậu

Do rễ cây thuộc dạng rễ chùm, chúng phát triển nhanh chóng nên nhanh chiếm hết diện tích chậu. Vì vậy, mỗi năm bạn nên thay chậu thay đất cho cây kết hợp với việc tỉa cành lá để thông thoáng rễ và cành lá.

Phòng bệnh cho cây hoa ngũ sắc

Là loài cây ít bị sâu bệnh tấn công, cây chỉ thường bị nhện đỏ tấn công vào mùa hè. Bạn nên theo dõi tiêu diệt thường xuyên để chúng không lây lan. Bạn có thể dùng những loại thuốc trừ sâu sinh học để diệt hoặc dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Kỹ thuật tạo bonsai

Như đã đề cập bên trên, nhiều người tạo dáng bonsai cho cây hoa ngũ sắc thành công và hiện nay chúng rất được ưa chuộng. Để làm việc này, người ta chọn những cây thân to, xù xì thường mọc hoang ở vùng núi đá. Bạn chỉ cần cắt trụi ngang thân cây để cây nhảy nhánh mới rồi từ đó uốn tạo hình tùy ý.

Tạo dáng bonsai cho cây
Tạo dáng bonsai cho cây

Đến đây bạn đã nắm được cách trồng, chăm sóc và tạo dáng cho cây hoa ngũ sắc. Trước kia, chúng chỉ là những cây mọc hoang dại nhưng ngày nay chúng được nhiều người yêu thích trồng làm cây cảnh, cây phong thủy và nhiều công dụng cho sức khỏe. Đối với những người có tuổi thơ nơi làng quê, hình ảnh loài hoa này luôn trong tâm trí bởi những trò chơi xâu chuỗi những bông hoa đơn thành vòng đeo tay, vòng cổ hay làm vương miện đội đầu cô dâu những đám cưới giả. Bằng những hướng dẫn trồng bên trên, những nhà thành phố cũng có thể trồng là cảnh và thoải mái cho những bé nhỏ chơi trò chơi tuổi thơ của ba mẹ chúng ngày xưa.

Chúc bạn trồng được nhiều cây cảnh đẹp nhé!

Bình luận về bài viết này
  • 17:16 04/12/2022 Huynh thi kim dung

    Cam on ban da ho tro tu van cho toi




Bài khác cùng chuyên mục Trồng Hoa

Hoa hồng leo mang nét đẹp lãng mạn thu hút mọi ánh nhìn

Hoa hồng leo mang nét đẹp lãng mạn thu hút mọi ánh nhìn

Ngày đăng: 15-07-2020

Hoa hồng leo mang nét đẹp độc đáo khiến nhiều người mê đắm. Hãy cùng đọc bài viết để cùng AVi Việt Nam tìm hiểu về đặc điểm, đặc tính, công dụng, ý nghĩa và cách nhân giống, cách trồng cũng như chăm sóc để có được những giàn hồng tuyệt đẹp.

Hoa oải hương vừa đẹp vừa tây lại có hương thơm nồng nàn

Hoa oải hương vừa đẹp vừa tây lại có hương thơm nồng nàn

Ngày đăng: 14-07-2020

Hoa oải hương vừa đẹp vừa sang lại có hương thơm nồng quyến rũ. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về chúng thì đây là bài viết bạn không nên bỏ qua. Thông qua đây, AVi Việt Nam sẽ gửi đến bạn đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng – chăm sóc hoa.

Hoa Tử Đằng không chỉ đẹp ở hương sắc mà còn đẹp ở ý nghĩa

Hoa Tử Đằng không chỉ đẹp ở hương sắc mà còn đẹp ở ý nghĩa

Ngày đăng: 12-07-2020

Hoa Tử Đằng là một loài hoa có vẻ đẹp lộng lẫy khó cưỡng mỗi khi bạn nhìn thấy, hương của chúng lại dịu dàng đáng yêu. Ngoài ra, chúng còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu thêm nhé!

Ẩn