Cúc tần ấn độ - loài dây leo độc đáo

Nếu bạn cảm thấy nhà mình bị nắng chiếu vào quá nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt nhưng không thích dùng những loại rèm cửa thì dùng cây cúc tần Ấn Độ là một giải pháp đáng được quan tâm. Đây là một trong những loài cây dùng trang trí vừa làm dịu mắt lại vừa mang lại cảm giác mát mẻ, xua tan đi cái nóng nực của thời tiết ngày hè. Chúng được trồng phổ biến ở các quán nước, quán cà phê, nhà lầu… Để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, công dụng và cách trồng cũng như chăm sóc chúng, AVi Việt Nam mời bạn đọc kỹ bài viết này nhé! Sẽ có nhiều thông tin bạn chưa biết đến đấy!

Chúng xõa dài như những mái tóc xanh mướt
Chúng xõa dài như những mái tóc xanh mướt

Về cây cúc tần Ấn Độ

Đặc điểm

Ngoài cái tên này ra, người ta còn biết đến chúng với nhiều tên gọi khác như cây dọi tên, cây bạc đầu bầu dục hay một cái tên theo đúng công dụng quen thuộc của chúng là dây mành trúc. Chúng có tên khoa học là Vernonia elliptica và đương nhiên có nguồn gốc từ  Ấn Độ.

Đây là loài dây leo, chúng có khả năng leo hướng lên hoặc buông dài xuống như những mái tóc dài xanh mượt và có thể sống cũng xanh tốt rất nhiều năm. Độ dài của chúng có khi lên đến 20m.

Thân cây khá mềm mại, lúc mới được trồng, còn non nên chúng có màu xanh và được phủ lớp lông màu xám. Tuy nhiên, khi đã trưởng thành thân dần chuyển sang màu nâu.

Lá dày và có hình bầu dục, đầu lá hơi nhọn, ít bị rụng nên bạn có thể thoải mái trồng ở nhà mà không lo vấn đề vệ sinh. Lá mọc dọc theo thân và thân không có rễ phụ.

Khi đủ tuổi trưởng thành, cây sẽ ra những chùm hoa nhỏ nhắn, xinh xắn. Hoa Cúc tần Ấn Độ có màu hồng nhạt và có 5 cánh. Khi đậu quả, quả cũng có 5 góc và màu nâu nhạt.

Đây là loài cây ưa ánh sáng nhiều, khả năng chịu khô hạn cao.

Thành phần lá cây chứa nhiều vitamin C, protein, sắt, lipid và nhiều chất khác. Lá cây có vị khá đắng và mùi thơm dễ chịu.

Cận cảnh lá cúc tần Ấn Độ
Cận cảnh lá cúc tần Ấn Độ

Công dụng

Cúc tần Ấn Độ có những công dụng sau đây:

  • Nhờ dạng cây dây leo, không rụng lá và không có rễ phụ nên chúng được sử dụng làm những tấm mành thiên nhiên tuyệt đẹp.
  • Là một dạng “máy điều hòa” cho ngôi nhà bởi trồng chúng bên ngoài, mùa đông bạn được ấm áp hơn, mùa hè chúng cản nắng cho không gian nhà bạn thêm mát mẻ. Ngoài ra, chúng còn tuyệt vời hơn với vai trò cản bụi bên ngoài tràn vào nhà bạn làm không gian sạch sẽ, trong lành hơn.
  • Cây cúc tần Ấn Độ có tính ấm nên được dùng trong một số bài thuốc Đông y với những tác dụng như sát trùng, tiêu độc, tiêu đàm, chữa ho và hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
  • Rễ cây cúc tần còn được dùng để giảm sốt hay giải nhiệt.

Ý nghĩa phong thủy cây cúc tần ấn độ

Là loài cây có khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và luôn gắn kết với nhau nên chúng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó và kiên cường, bất khuất.

Người ta quan niệm rằng, trồng loại cây này sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình, giúp cho cuộc sống của gia chủ ngày một ấm êm, hạnh phúc.

Loại cây này sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình
Loại cây này sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình

Cách trồng cây Cúc tần Ấn Độ

Chuẩn bị

Giống

Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách chuẩn bị giống là mua cây giống giâm sẵn hoặc mua hạt giống.

  • Đối với việc mua giống giâm sẵn: Bạn sẽ tiết kiệm thời gian trồng cây nhưng cây nhanh già.
  • Mua hạt giống cây cúc tần Ấn Độ: Là phương pháp cho những cây khỏe mạnh, tuổi thọ cao, không sâu bệnh nhưng bạn sẽ mất nhiều thời gian chăm sóc hơn.

Đất và dụng cụ trồng

Cây có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, thậm chí chúng vẫn sống trên đất nghèo dinh dưỡng. Nhưng tốt nhất, bạn nên chuẩn bị loại đất giàu dinh dưỡng và đảm bảo tính tơi xốp thoáng khí.

Bạn có thể dùng thùng xốp hoặc khay chậu để trồng cây.

Tiến hành trồng

Để cách trồng đơn giản, nhanh chóng, bạn nên trồng cúc tần Ấn Độ bằng những cành giâm sẵn. Bạn tiến hành trồng như sau:

  • Bước 1: Cho đất vào chậu đã chuẩn bị.
  • Bước 2: Moi lỗ đất bằng với kích thước bầu giâm. Cắt bỏ nilong trên bầu giâm rồi nhẹ nhàng đặt cây vào lỗ. Bạn nhớ giữ nguyên cọc cắm cho cây nhé! Thao tác thực hiện phải thật nhẹ nhàng để không ảnh hưởng bộ rễ cây.
  • Bước 3: Phủ lớp đấ lên rồi cố định bầu cây. Tưới nước nhẹ nhàng để cấp ẩm cho cây.
  • Bước 4: Khi cây đã tươi tốt và phát triển bạn có thể gỡ cọc cắm và để cây buông dài hoặc cho cây leo tùy nhu cầu.
Trồng cây con vào chậu
Trồng cây con vào chậu

Kỹ thuật chăm sóc

Chúng dễ trồng dễ sống nên khi chăm sóc bạn không mất nhiều thời gian. Cây có thể phát triển khỏe mạnh ở cả những nơi thiếu sáng, nhiệt độ lạnh hoặc quá nắng nóng,… Chỉ cần bạn đáp ứng những yếu tố sau:

Nước tưới

Do phát triển khá mạnh nên chúng cần lượng nước nhiều. Bạn nên tưới nước mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát để cây xanh tốt. Tùy điều kiện thời tiết mà tưới lượng nước khác nhau nhưng đừng để đất trồng mất đi độ ẩm.

Phân bón

Đây là điều kiện để cây khỏe đẹp. Mỗi tháng bạn nên bón phân cho cây bằng phân NPK 15-10-10 hoặc phân chuồng, phân trùn quế,…

Cắt tỉa

Bạn nên thường xuyên cắt tỉa cành lá cho cây cúc tần Ấn Độ. Những cành lá bị già, cỗi hay héo úa nên bị loại bỏ kịp thời để không tạo môi trường cho nấm bệnh phát triển.

Cách nhân giống cây cúc tần Ấn Độ

Như đã đề cập ở trên, cách nhân giống đơn giản nhất là giâm cành. Phương pháp này được tiến hành như sau:

  • Bạn lựa chọn những cành tốt tươi, khỏe mạnh, không quá non mà cũng không quá già.
  • Dùng dao hay kéo bấm cành thật bén cắt từng đoạn cành dài 15 – 20cm.
  • Cắm cành giâm vào bầu đất. Độ sâu khi cắm vào đất khoảng 7 -10cm (nên bỏ lá phần khuất dưới đất).
  • Đặt bầu nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời cũng như tránh mưa tạt.
  • Tưới nước hàng ngày cho đến khi cành phát triển thành cây khỏe mạnh.
Không gian xanh mát với dáng cây buông dài
Không gian xanh mát với dáng cây buông dài

Như vậy đến đây bạn đã cơ bản nắm được những thông tin về loài cây mành trúc này. Đây là một loài cây dễ trồng lại có công dụng rất tốt cho cuộc sống, tạo sự thoải mái, dễ chịu cho gia đình cũng như nơi chúng trang trí. Bạn còn chần chờ gì nữa? Hãy kiếm giống cây cúc tần Ấn Độ này ngay và trồng trước thềm nhà để chúng buông dài tạo sự đặc biệt ấn tượng cho căn nhà thân yêu của mình nhé!

Chúc bạn và gia đình luôn an yên, hạnh phúc như ý nghĩa của loài cây này vậy!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Sinh Vật Cảnh

Cây vạn lộc hợp mệnh gì?

Cây vạn lộc hợp mệnh gì?

Ngày đăng: 05-07-2020

Cây Vạn Lộc là loài cây cảnh nhưng mang ý nghĩa phong thủy thu hút tài lộc và may mắn đến cho chủ nhân. Chúng hợp với người mệnh gì? Cách chăm sóc thế nào? Tất cả sẽ được AVi Việt Nam gửi đến bạn qua bài viết này.

Cây dương xỉ - cách trồng, công dụng và ý nghĩa phong thủy

Cây dương xỉ - cách trồng, công dụng và ý nghĩa phong thủy

Ngày đăng: 05-07-2020

Cây dương xỉ - một loài cây thường mọc hoang sơ nhưng hiện nay được ưa chuộng trồng trong nhà để trang trí, lọc khí và còn vì ý nghĩa thu hút tiền tài của chúng. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này nhé!

Trúc quân tử - loại cây hàng rào được yêu thích

Trúc quân tử - loại cây hàng rào được yêu thích

Ngày đăng: 04-07-2020

Một trong những loại cây trồng hàng rào và trang trí mảng xanh văn phòng được ưa chuộng là Trúc Quân Tử. Cùng AVi Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa của loại cây này nhé!

Ẩn