Cái tên Nguyệt Quế có lẽ làm bạn liên tưởng ngay đến chiếc vòng dành cho các quán quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia đúng không? Tại sao không là một loại vòng khác? Là vì nguyệt quế mang ý nghĩa về sự chiến thắng. Cây Nguyệt Quế là một loài cây phong thủy rất được ưa chuộng bởi ngoài ý nghĩa cao đẹp ấy, nó còn có những ý nghĩa khác và cả những công dụng chữa bệnh. Để hiểu hơn về loài cây này, AVi Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin về nguồn gốc, cách trồng, ý nghĩa phong thủy và cả những công dụng của nó. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Về cây Nguyệt Quế
Nguồn gốc và đặc điểm
Đây là một loài cây thân gỗ với lá màu xanh có mùi thơm dịu và xuất phát từ khu vực Địa Trung Hải.
Trong các cuộc thi đấu Pythia và Olimpic của người Hy Lạp cổ đại, người ta sử dụng cành lá của cây Nguyệt Quế để làm chiếc vòng vinh quang trao cho người chiến thắng.
Chúng du nhập vào Việt Nam sớm và rất hợp với khí hậu nước ta. Chiều cao tối đa có thể đạt đến 10 - 18m. Nhưng người Việt thường trồng chúng ở dạng cây cảnh, bonsai hay cây phong thủy nên thường hạn chế chiều cao.
Lá cây có hình ngọn giáo hoặc bầu dục, bóng láng, viền mép có hình răng cưa và thường mọc so le nhau.
Hoa có 5 cánh, màu trắng, gần giống hoa chanh và thường mọc từ các nách lá. Hương hoa thơm nhẹ nhàng, dịu mát. Quả nhỏ bằng đầu ngón tay, hình bầu dục với đỉnh nhọn. Khi chín quả có màu đỏ đậm và thường có 1 hoặc 2 hạt bên trong.
Phân loại
Ở nước ta, loài cây này được chia thành 3 loại với những đặc tính khác nhau:
Nguyệt quế lá nhỏ
Là loại cây có lá và thân nhỏ, thường được dùng làm cây bonsai để bàn hoặc dành cho những không gian hẹp. Loại cây này rất được ưa chuộng và đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho các nhà vườn bởi ngoài kích thước vừa phải, chúng còn cho rất nhiều hoa với hương thơm thanh khiết.
Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn
Trong 3 loại thì đây là loại cây hiếm, có hình dạng độc đáo, có giá trị cao nhất và được dân chơi cây cảnh săn lùng nhất.
Nét đặc biệt của cây Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoắn là khi đạt độ cao 40cm, thân của chúng bắt đầu xoắn lại và đan xen vào nhau như những sợi dây. Lá của chúng cũng bằng với loại lá nhỏ.
Nguyệt quế lá lớn
Là một loại cây lá to, chiều cao vượt trội hơn so với 2 loại trên. Chúng thường được dùng làm cây bonsai lớn.
Chúng thích nghi tốt với đất phù sa, chịu hạn tốt nhưng khả năng chịu úng kém. Do vậy nên khi bị úng ngập, chúng rất dễ bị héo hoặc chết cây.
Công dụng của cây Nguyệt Quế
Ngoài làm cây cảnh, loài cây này còn được biết đến với chức năng gia vị hoặc ứng dụng hiệu quả trong các loại thuốc Đông y (dùng trực tiếp hoặc làm tinh dầu). Theo các nghiên cứu, nhắc đến loài cây này, bạn không thể không nhắc đến những công dụng sau:
Hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, hô hấp và tim mạch
Lá cây Nguyệt Quế có tính ấm nên khi dùng trong các món ăn hoăc xoa tinh dầu nguyệt quế lên khu vực da bụng sẽ kích thích tiết mật, men và dịch tiêu hóa. Từ đó, các chức năng tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ hơn.
Đối với những người bị dị ứng, hen suyễn hoặc có vấn đề đường hô hấp có thể nấu lá nguyệt quế hoặc dùng tinh dầu để xông cũng có tác dụng rất tốt. Chúng có tác dụng làm sạch chất nhầy trong phổi cho bệnh nhân.
Ngoài ra, thành phần lá cây Nguyệt Quế có chứa chất axit caffeic – một trong những loại chất có khả năng loại bỏ cholesterol xấu trong máu và bảo vệ các chức năng tim mạch.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Lá loài cây này có tác dụng làm giảm nồng độ glucose được hấp thụ vào cơ thể. Chính nhờ khả năng này mà những bệnh nhân tiểu đường typ 2 nên dùng chúng mỗi ngày. Bạn có thể dùng bột nguyệt quế nấu cà ri hoặc pha 5g bột với nước sôi để nguội uống.
Giảm stress, giúp thư giãn và ngủ ngon
Mùi hương của lá nguyệt quế khi đốt cháy hay tinh dầu của chúng có thể tạo cảm giác êm dịu, giúp đầu óc tỉnh táo, đánh bay mệt mỏi, lo âu.
Nhờ vậy mà khi có những áp lực công việc hay cuộc sống, thả mình vào không gian có mùi hương này sẽ giúp ích cho bạn. Bạn có thể dùng tinh dầu hoặc chỉ cần phơi khô lá cây Nguyệt Quế rồi đốt lên đặt ở góc phòng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể pha vài giọt tinh dầu vào nước tắm hay nhỏ tinh dầu vào chiếc khăn rồi đặt bên dưới gối nằm cũng mang lại tác dụng thư giãn và giúp ngủ ngon giấc hơn.
Chữa viêm hay nhiễm trùng đường tiết niệu
Bột nguyệt quế có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả.
Mỗi ngày bạn nên duy trì uống sữa pha với bột lá nguyệt quế, một thời gian sau đường tiết niệu của bạn sẽ hoạt động khỏe mạnh trở lại.
Chống viêm, chữa da bị kích ứng và kháng khuẩn cho vết thương hở
Tinh dầu lá nguyệt quế có đặc tính kháng viêm và giảm đau tương đương với morphine. Khi có các tổn thương gây đau nhức, bạn hãy dùng tinh dầu này chà xát bên ngoài các khớp đau. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng bột nêm nếm gia vị các món ăn.
Trường hợp da bị kích ứng, nếu có lá và quả nguyệt quế, bạn có thể tán nhuyễn rồi trộn với Vaseline để bôi lên vùng da tổn thương.
Đối với những vết thương hở, đắp lá cây nguyệt quế tán nhuyễn sẽ giúp giảm đau và đó còn là chất kháng khuẩn tuyệt vời.
Trị gàu và kích thích mọc tóc
Gội nước lá này hoặc cho tinh dầu vào dầu gội sẽ vừa thư giãn, vừa trị gàu và còn kích thích tóc mọc nhanh và nhiều hơn.
Chị em phụ nữ còn mách nhau trộn tinh dầu vỏ bưởi với tinh dầu nguyệt quế sau đó ủ tóc để có mài tóc dày đẹp và sạch gàu.
Một số công dụng khác
Việc uống nước lá cây Nguyệt Quế hàng ngày giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa khí hư cho nữ giới. Ngoài ra, nó còn tốt với những người đang bị dạ dày khó tiêu hoặc dễ mắc chứng tiêu chảy.
Trường hợp đang bị tiêu chảy, nếu không thích hoặc không dùng được thuốc Tây y thì sắc nước lá nguyệt quế uống cũng giúp cầm nhanh chóng.
Khi bị ho hoặc cảm lạnh, bạn có thể xoa tinh dầu này lên ngực, lên gan bàn chân và massage nhẹ nhàng cũng rất hiệu quả.
Lưu ý khi dùng cây nguyệt quế
Tuyệt đối không áp dụng những cách trên hoặc sử dụng cây Nguyệt Quế đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị dị ứng hay mẫn cảm với nó.
Khi muốn áp dụng những phương pháp trên, tốt nhất bạn nên nhờ đến sự tư vấn của người có chuyên môn. Đặc biệt không nên dùng quá nhiều lá nguyệt quế vì chúng rất nóng có thể gây nên những tác dụng phụ.
Không dùng kết hợp với thuốc điều trị tiểu đường hay insulin.
Cách trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế
Trước đây, loài cây này thường mọc hoang trong rừng. Tuy nhiên, hiện nay chúng đã được ứng dụng nhiều trong việc trồng làm cảnh. Nếu bạn quan tâm đến cách trồng và chăm sóc chúng thì AVi Việt Nam mời bạn thực hiện theo hướng dẫn sau nhé!
Nhân giống hay chuẩn bị giống:
Bạn có thể lựa chọn 4 cách nhân giống như: Gieo hạt, giâm cành, chiết cành hoặc ghép mắt. Trong đó, cách chiết cành và ghép mắt thường được lựa chọn nhất. Các thao tác phải được thực hiện trên cây mẹ khỏe mạnh, không quá non cũng không nên quá già và không bị dị dạng.
Đất và dụng cụ trồng
Cây Nguyệt Quế ưa sống trên đất thịt pha, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 5-7 và đặc biệt là có khả năng thoát nước tốt.
Trước khi trồng cây, bạn nên trộn đất cùng xơ dừa, tro trấu và phân chuồng để tăng độ tơi xốp và tăng dinh dưỡng cho đất.
Dụng cụ trồng cây có thể là chậu đất nung, chậu gốm sứ hoặc chậu xi măng. Nhưng lưu ý phải có lỗ thoát nước. Đối với những cây to, bạn có thể trồng thẳng ngoài đất.
Tiến hành trồng
Sau khi làm đất và chuẩn bị chậu, bạn cho đất vào 1/3 chậu rồi đặt cây vào. Tiếp đó, cho đất thêm để lấp đầy chậu. Tưới nước cho dẽ đất và cung cấp độ ẩm cho cây.
Sau khi trồng bạn nên đặt cây nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp đến khi cây bén rễ, đâm chồi ra lá mới thì mới chuyển cây đến nơi có ánh nắng.
Chăm sóc cây nguyệt quế
Quá trình chăm sóc cây, bạn nên đảm bảo các điều kiện môi trường về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm cho cây. Đồng thời bạn còn cần phải chú ý việc bón phân định kỳ cho cây phát triển tốt.
- Ánh sáng: Cây Nguyệt Quế không ưa quá nắng nên bạn hãy đặt cây nơi đón ánh nắng buổi sáng là tốt nhất. Nếu cây bị ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp cả ngày sẽ khiến cây mất sức sống.
- Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển tốt là 23 – 29 độ C và trong môi trường có độ ẩm cao.
- Đây là một trong những loài cây cảnh ưa nước. Bạn nên tưới nước thường xuyên để tránh hiện tượng mất nước.
- Bón phân: Mỗi tháng hoặc 2 – 3 tháng 1 lần, bạn bón 5 – 10gam NPK 20-20-15 hoặc có thể dùng 15-20gam Dinamix. Khi cây sắp ra hoa, bạn có thể cung cấp thêm phân Kali.
- Thay đất, thay chậu cho cây
Sau 6 tháng đến 1 năm hoặc khi cây Nguyệt Quế có dấu hiệu ngừng phát triển, bạn nên tiến hành thay chậu và thay đất cho cây. Các bước thực hiện như sau:
- Dùng dao xắn đất xung quanh mép chậu hoặc tưới nước vào chậu cho nhão đất để giảm độ bám của cây với chậu. Sau đó lấy cây ra khỏi chậu.
- Dùng kéo thật bén tỉa bỏ những phần rễ dài, già và làm gọn bộ rễ. Bạn có thể kết hợp việc tỉa cành nhánh cho cây trước khi trồng lại. Sau khi cắt tỉa cành nhánh, bạn nên thoa vôi để sát khuẩn.
- Chuẩn bị đất mới giàu dinh dưỡng và trồng cây lại.
Việc thay chậu nên thực hiện lúc thời tiết mát mẻ nhưng không nên thực hiên khi trời mưa để cây khỏe mạnh, không bị nấm bệnh.
Cây Nguyệt Quế trong phong thủy
Đây là loài cây mang lại may mắn và sự chiến thắng, thành công trong công việc. Nó tạo nguồn sức mạnh để người trồng cây thêm động lực cố gắng.
Ngoài ra, cây Nguyệt Quế còn được trồng với mục đích xua đuổi tà ma, những vận xấu trong cuộc sống, giúp bạn vui vẻ, thoải mái hơn.
Cây còn giúp chủ nhân thu hút tài lộc và sự vinh quang đến cho những người trong gia đình nên chúng rất được chuộng trong dịp Tết.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến cây Nguyệt Quế - một loại cây cảnh, cây phong thủy rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Ngoài ý nghĩa phong thủy, chúng còn được dùng để làm gia vị, làm thuốc, chế biến tinh dầu và được sử dụng rất hiệu quả với nhiều bệnh khác nhau. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn. Nếu muốn trồng một cây cảnh mang lại hương thơm nhẹ nhàng thư giãn tại nhà thì đây là một trong những cây bạn nên chọn.
Chúc bạn luôn an yên, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn!