Cây ngũ gia bì vừa làm cảnh vừa xua đuổi muỗi lại dễ trồng

Ngày xưa, cây Ngũ Gia Bì thường được trồng ở bờ kênh, bờ ao để xua muỗi hay các loại côn trùng gây ảnh hưởng sức khỏe con người. Nhưng hiện nay, chúng đã trở thành cây cảnh, cây phong thủy và cây dược liệu quan trọng. Cách trồng và chăm sóc loài cây này cũng chẳng khó khăn gì. AVi Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. Cùng tìm hiểu nhé!

Vừa là cây cảnh, vừa giúp đuổi muỗi và côn trùng
Vừa là cây cảnh, vừa giúp đuổi muỗi và côn trùng

Đặc điểm cây Ngũ Gia Bì

Người ta còn biết đến chúng với tên Ngũ Gia Bì Gai, Thích Gia Bì, hay Xuyên Gia Bì. Chúng thuộc họ Ngũ Gia Bì Araliaceae.

Ban đầu chúng được khai thác với chức năng làm cây thuốc nam. Dáng lá đặc biệt: 5 lá chụm vào nhau và có vỏ rễ dùng làm thuốc nên gọi là cây Ngũ Gia Bì.

Loài cây này có thân khá nhỏ, xung quanh thân có gai. Chiều cao của cây có khi đạt đến 2 – 3m.

Lá kép chân vịt, mỏng, mọc so le nhau và có từ 3 – 5 lá chét. Mặt phiến lá có dáng thuôn dài hoặc hình bầu dục với đầu nhọn. Mép lá có răng cưa. Loại cây này có cuống lá dài (3 – 8cm).

Hoa Ngũ Gia Bì có màu vàng xanh, kích thước nhỏ. Quả chúng cũng rất nhỏ, đường kính chỉ tầm 2,5mm, có hình cầu. Khi chín quả chuyển màu đen.

Hoa có màu vàng xanh, kích thước nhỏ.
Hoa có màu vàng xanh, kích thước nhỏ.

Cây Ngũ Gia Bì có tác dụng gì?

Loài cây này được biết đến với những công dụng chính là làm cây cảnh trang trí không gian, giúp thanh lọc không khí và làm dược liệu trị bệnh. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu nhé!

Cây Ngũ Gia Bì bonsai hay làm cảnh

Ngày nay, nhiều người có xu hướng chọn những cây trồng trong nhà vừa để trang trí vừa tận dụng được nhiều chức năng khác như lọc khí, hút bớt những chất độc từ môi trường,…Loài cây này cũng là một trong số những loài cây được lựa chọn để đem lại sự tươi mới cho không gian sống.

Không những chỉ có trang trí nhà ở, chúng còn được dùng để tô điểm thêm không gian văn phòng, nơi làm việc, những quán cà phê,… để làm hài hòa môi trường, gần gũi hơn với tự nhiên.

Ngoài ra, những chậu cây Ngũ Gia Bì trong nhà còn giúp cho chúng ta cảm thấy thư thái, thoải mái, tinh thần được thả lỏng, đỡ stress, phấn chấn hơn và cảm thấy ngôi nhà ấm áp hơn, khiến không khí có gì đó mới mẻ, có sức sống hơn bình thường.

Tạo dáng chúng thành những cây bonsai còn giúp tạo ra một sự độc đáo, khác biệt nữa đấy!

Thanh lọc không khí

Ngoài việc dùng làm cây cảnh thì cây Ngũ Gia Bì còn đóng vai trò như một loại “máy lọc khí” cực kỳ hiệu quả. NASA đã chứng minh được khả năng loại bỏ formaldehyde, toluene và benzene ra khỏi môi trường xung quanh nơi chúng sống. Chính nhờ điều này mà không khí nơi đặt chúng sẽ được trong lành hơn.

Những chất độc bức xạ từ máy tính cũng được chúng lọc sạch nhanh chóng. Do đó mà nhiều người đặt chúng trên bàn làm việc để giảm tác hại của những tia bức xạ độc hại.

Đồng thời, loài cây này còn được ưa chuộng bởi khả năng đuổi muỗi hay côn trùng.

Tác dụng chữa bệnh của Ngũ Gia Bì

Rễ và thân cây Ngũ Gia Bì chứa nhiều chất có thể dùng làm dược liệu như: Eleutherococcus senticosus Maxim, các heterozit gồm syringin C17H24O9.H2O hay eleutherozit B, eleutherozit α hay β sitosterol glucozit C35H60O6, eleutherozit C C8H16O6, eleutherozit B1 C17H20O10, heterozit A, B, C và E,… Những loại chất này rất hiếm, giống như thành phần nhân sâm. Điều này giúp cho cây có khả năng:

  • Phòng ngừa ung thư, giảm huyết áp, giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu ở các động mạch vành.
  • Tăng cường thể lực, trí lực, chống lão hóa, suy nhược,…
  • Trị thấp khớp, hỗ trợ người bị gãy xương,…
Loài cây này còn được ưa chuộng bởi khả năng đuổi muỗi hay côn trùng.
Loài cây này còn được ưa chuộng bởi khả năng đuổi muỗi hay côn trùng.

Cây Ngũ Gia Bì trong phong thủy

Ý nghĩa phong thủy

Người ta còn trồng cây Ngũ Gia Bì vì những công dụng phong thủy tốt lành. Với ý nghĩa giúp gia chủ ổn định tài chính, giữ được tài sản và phát triển tài lộc vững bền,… loài cây này được khá nhiều người yêu thích.

Trồng cây này trong vườn nhà, trong nhà, trên bàn làm việc,… sẽ giúp bạn rất nhiều về vấn đề chính, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công và cơ hội làm giàu cũng như vận may đến.

Cây Ngũ Gia Bì hợp tuổi gì?

Xét trên quan niệm Ngũ Hành, loài cây này sinh ra là dành cho những người mệnh Mộc. Nếu bạn sinh vào những năm 1942, 2002 (Nhâm Ngọ), 1959, 2019 (Kỷ Hợi), 1988, 1928 (MậuThìn), 1943, 2003(Nhâm Tý), 1989,1929 (Kỷ Tỵ), 1950, 2010 (Canh Dần), 1973, 2033 (Quý Sửu), 1951, 2011 (Tân Mão), 1980, 2040 (Mậu Tuất), 1981, 2041 (Tân Dậu) là bạn thuộc hành Mộc, rất nên sở hữu 1 chậu Ngũ Gia Bì để ổn định tài khí và đem lại nhiều may mắn cho chính mình.

Tuy nhiên, loài cây này đặc biệt ở chỗ mỗi lá lại tượng trưng cho 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Do vậy, dù bạn tuổi gì hay mệnh gì thì chúng cũng sẽ tốt cho vận mệnh của bạn, đem nhiều lợi ích cho chủ nhân. Chúng còn giúp ngăn những vận xấu xảy đến với các thành viên trong gia đình.

Do đó, khi trồng cây, bạn nên đặt ở phòng ngủ, phòng có trẻ nhỏ, nơi gần phòng bếp hoặc giếng trời để giúp nhà cửa thông thoáng, phong thủy tốt.

Loài cây này sinh ra là dành cho những người mệnh Mộc
Loài cây này sinh ra là dành cho những người mệnh Mộc

Cách trồng cây Ngũ Gia Bì

Loài cây này không khó trồng, bạn chỉ cần tiến hành như sau:

Chuẩn bị đất và chậu trồng cây

Cây có thể thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau nhưng để cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, bạn nên chuẩn bị đất sạch, không chứa mầm bệnh, nhiều mùn nhưng tơi xốp, thoáng khí. Trước khi trồng bạn nên trộn thêm phân bò, tro trấu để tăng dinh dưỡng và độ tơi cho đất.

Chậu trồng cây nên chọn những chậu kích thước phù hợp và có lỗ thoát nước.

Nhân giống và trồng cây

Để trồng cây Ngũ Gia Bì, bạn chỉ cần nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Những thao tác được thực hiện đơn giản bằng các bước sau:

  • Cắt đoạn cành trên thân cây khỏe mạnh (chọn cành bánh tẻ không non, không già)
  • Để cành ráo nhựa rồi nhúng vào dung dịch kích thích rễ từ 10 – 15 phút (không ngâm quá lâu).
  • Cắm cành giâm vào đất đã chuẩn bị, tưới nước và chăm sóc nơi khô ráo thoáng mát đến khi chúng khỏe mạnh mới đưa ra nắng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn cách chiết cành, đợi cành chiết ra rễ rồi mới trồng vào đất.

Giâm cành cây Ngũ Gia Bì
Giâm cành cây Ngũ Gia Bì

Kỹ thuật chăm sóc

Quá trình chăm sóc cây, bạn nên lưu ý những yếu tố sau:

Ánh sáng

Mức độ chịu nắng của cây không cao. Do đó bạn không nên đặt cây nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào dễ gây cháy lá dẫn đến chết cây.

Bạn có thể trồng chúng tốt ở môi trường ánh sáng đèn huỳnh quang. Nhưng bạn nên đặt cây nơi gần cửa sổ có thể hứng ánh nắng tự nhiên tốt nhất.

Nếu không, bạn nhớ định kỳ vài ngày cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cây không còi cọc, thiếu sức sống nhé!

Nhiệt độ

Theo nhiều nghiên cứu thì cây thích nghi với nền nhiệt từ 15 – 25 độ C, có thể sống tốt trong môi trường máy lạnh.

Nhiệt độ xuống thấp quá hoặc quá nóng cũng sẽ không tốt cho cây.

Nước tưới

Nếu đặt cây trong phòng, bạn nên tưới cây mỗi tuần 2 lần với lượng nước vừa phải.

Nên đảm bảo lỗ thoát nước hoạt động tốt để không gây úng rễ chết cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình trồng cây Ngũ Gia Bì, bạn hãy để ý đến bọn rầy nâu. Chúng thường xuất hiện và phá cây khi bắt đầu có lá non. Bạn nên quan tâm chăm sóc để phát hiện sớm và có biện pháp tiêu diệt kịp thời.

Thường xuyên vệ sinh lá, thân để hạn chế sâu bệnh.

Cây Ngũ Gia Bì có độc không?

Đây là câu hỏi mà nhiều bạn đọc của AVi Việt Nam thắc mắc. Tuy nhiên, đây là loài cây hoàn toàn không độc. Với chức năng chữa bệnh, nhiều người đã sắc rễ, thân, lá cây để uống. Ngoài ra, nhiều người còn dùng lá để nấu canh hay làm gỏi hoặc cuốn thịt.

Nếu bạn lo lắng sợ trẻ con ngắt lá cây cho vào miệng sẽ gây khó chịu và nguy hiểm thì yên tâm nhé! Chúng không hề chứa độc tố.

Tạo dáng bonsai cũng được nhiều người ưa chuộng
Tạo dáng bonsai cũng được nhiều người ưa chuộng

Với những thông tin trên, AVi hy vọng bạn đã có nhiều kiến thức cũng như nắm được cách trồng và chăm sóc cây Ngũ Gia Bì một loài cây cảnh, cây phong thủy và cây dược liệu quý.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và thành công!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Sinh Vật Cảnh

Cây phú quý đem lại tài lộc cho những người mệnh nào?

Cây phú quý đem lại tài lộc cho những người mệnh nào?

Ngày đăng: 19-07-2020

Ngoài việc dùng làm cây cảnh, lọc khí, cây Phú Quý còn được xem là một trong những loài cây phong thủy được yêu thích. Vậy chúng hợp với mệnh nào? Trồng và chăm sóc có khó không? Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu nhé!

Cây lộc vừng vừa đẹp vừa mang nhiều ý nghĩa phong thủy

Cây lộc vừng vừa đẹp vừa mang nhiều ý nghĩa phong thủy

Ngày đăng: 17-07-2020

Cây Lộc Vừng vừa được trồng làm cảnh vừa bởi chúng mang ý nghĩa phong thủy rất tốt. Nếu bạn yêu thích loài cây này thì hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu về cách trồng chúng nhé!

Cây trồng trong nhà nên được lựa chọn như thế nào?

Cây trồng trong nhà nên được lựa chọn như thế nào?

Ngày đăng: 16-07-2020

Không phải cây nào cũng trồng trong nhà được. Nếu muốn lựa chọn cây trồng trong nhà bạn phải tìm hiểu công dụng, ý nghĩa và nên lựa chọn theo tuổi, theo mệnh để chúng không chỉ làm cảnh mà còn giúp vượng khí cho gia đình.

Ẩn