Cây lộc vừng vừa đẹp vừa mang nhiều ý nghĩa phong thủy

“Lộc vừng rực đỏ sắc hoa

Ngàn tia nắng đọng kiêu sa ngỡ ngàng

Nhẹ rơi bao giọt bàng hoàng

Cùng em tan giữa mênh mang Tây Hồ”

Có dịp đi ngang Hồ Tây, bạn sẽ thấy hàng cây Lộc Vừng trải dọc bờ hồ rất đẹp. Mùa hoa nở, những chùm hoa mang màu sắc đỏ tươi rũ xuống hoa rụng đỏ mặt hồ thơ mộng. Đúng vậy, đây là một loài cây cảnh được ưa chuộng. Ngoài ra, chúng còn mang ý nghĩa phong thủy về tài lộc. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách trồng, thì bài viết này sẽ hướng dẫn bạn nhé! Cùng AVi Việt Nam tìm hiểu nha!

Hoa lộc vừng rơi dọc bờ Hồ Tây
Hoa lộc vừng rơi dọc bờ Hồ Tây

Về cây Lộc Vừng

Đặc điểm

Được biết đến như một loại cây cảnh, cây phong thủy thân gỗ. Kích thước thân cây phụ thuộc vào môi trường sống cũng như cách chăm sóc của người trồng nhưng trung bình đường kính khoảng 40cm.

Thân cây lộc vừng xù xì, nhưng cành thì khẳng khiu và cây có tán lá xum xuê.

Lá chúng màu xanh, láng bóng với kích thước lớn. Mặt dưới phiến lá màu trắng và có nhiều đường gân.

Lộc vừng nở hoa nhỏ mọc thành chùm dài giống những chuỗi pháo giấy dùng trong Tết ngày xưa. Hoa thườn có 2 màu đỏ hoặc trắng và nhiều sợi rũ khá đẹp. Ngoài ra, cũng có loại lộc vừng đặc biệt với hoa màu vàng.

Công dụng

Là cây cảnh, cây phong thủy nhưng cây lộc vừng còn có những công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh. Điển hình là một số công dụng sau:

  • Trị những vết chàm bằng cách dùng quả xanh ép lấy nước rồi thoa lên vết bệnh.
  • Trị đau răng bằng cách ngâm rượu quả lộc vừng xanh giã nát. Ngâm khoảng 1 tháng trước khi sử dụng. Khi nhức răng, bạn chỉ cần ngậm nước này, đảm bảo khỏi nhanh chóng.
  • Trị sốt và tiêu chảy bằng vỏ thân cây lộc vừng. Bạn dùng dao cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Sau đó rửa sạch rồi thái miếng mỏng, phơi nắng hoặc sấy khô. Mỗi khi sốt hay tiêu chảy bạn chỉ cần dùng vỏ sắc với nước rồi uống.
  • Điều trị bệnh trĩ: Rửa sạch lá, ngâm nước muối kỹ rồi để ráo nước. Trước khi đi ngủ bạn lấy lá này nhai nhỏ, nuốt phần nước rồi đem bã đắp vào hậu môn. Nằm úp hoặc dùng băng gạc băng lại khoảng 15 phút. Sau đó vệ sinh lại. Bạn làm liên tục như vậy từ 7 – 10 ngày, những búi trĩ sẽ không còn khiến bạn khó chịu nữa.
  • Ngoài ra, lá lộc vừng còn dùng để ép nước uống chữa kiết lỵ. Bạn cũng có thể dùng lá nấu canh hoặc ăn sống kèm với những món khác.
  • Đặc biệt, không thể không kể đến tác dụng của lộc vừng trong Tây y hiện đại. Người ta đã nghiên cứu bào chế thuốc phòng chống ung thư với thành phần chủ yếu là lộc vừng bởi trong vỏ và hạt chứa thành phần giảm đau, kháng nấm tốt.
Vừa làm cảnh vừa có nhiều công dụng
Vừa làm cảnh vừa có nhiều công dụng

Ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng

Đối với văn hóa phương Đông, loài cây này có một sức mạnh phong thủy to lớn. Đó là lý do chúng nằm trong bộ tứ quý “Sanh – Sung – Tùng – Lộc” hay bộ tam đa sinh vật cảnh “Phúc – Lộc – Thọ” trong đó: cây sung (Phúc), cây lộc vừng (Lộc) và cây vạn tuế (Thọ).

Là loài cây đem lại tài lộc, may mắn, thu hút tài vận và nhiều cơ hội làm ăn kinh doanh mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ.

Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn những thế bonsai nhỏ trong chậu đặt trên bàn làm việc hoặc trồng cây to nơi góc sân, cả những bờ ao hồ, trường học, khách sạn cũng ưa chuộng. Hơn nữa, nhiều người còn yêu thích loài cây này bởi hoa chúng mọc theo dây dài xõa xuống rất thơ mộng và đẹp mắt.

Cây Lộc Vừng nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh Phúc Lộc Thọ
Cây Lộc Vừng nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh Phúc Lộc Thọ

Cách trồng cây lộc vừng

Chuẩn bị đất và chậu trồng

Bạn nên chuẩn bị đất trồng giàu dinh dưỡng, xới xáo kỹ để đất tơi xốp. Trước khi trồng cây bạn nên bón lót phân hữu cơ để cung cấp dưỡng chất cho đất nuôi cây.

Chậu trồng nên chọn những chậu sành sứ hoặc đất nung nhưng đảm bảo có lỗ thoát nước. Nên vệ sinh sạch sẽ chậu để sạch vi khuẩn hại cây.

Nhân giống cây lộc vừng

Hiện nay có 2 cách để nhân giống được dùng là dùng hạt giống cây lộc vừng hay dùng cành chiết.

  • Với cách gieo hạt: Lộc vừng khó đậu quả, hiếm có hạt và kỹ thuật gieo hạt tốn nhiều thời gian và công sức nên dần ít còn phổ biến.
  • Phương pháp chiết cành được sử dụng nhiều vì tiết kiệm thời gian, công sức. Hơn nữa tỷ lệ cây sống khá cao.

Bạn nên lựa chọn thời điểm tháng 6, tháng 7 trời đẹp (nắng nhưng không gắt) để thực hiện việc chiết cành. Thời gian này cây sinh trưởng tốt nhất.

Chỉ cần lựa chọn những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh làm cành chiết. Bạn cũng có thể dùng thêm thuốc kích thích ra rễ để đẩy nhanh tiến độ.

Khi bầu chiết ra rễ, bạn trồng vào đất và cắm cọc hoặc làm rào chắn để cây không bị gió làm lung lay ảnh hưởng rễ non.

Lộc vừng bonsai
Lộc vừng bonsai

Kỹ thuật chăm sóc

Cây lộc vừng khá dễ chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Bạn chỉ cần lưu ý những yếu tố sau:

Tưới nước

Là loài cây không ưa nước nhiều. Bạn chỉ cần tưới nước đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần khi cây mới được trồng vào đất. Sau này khi cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt bạn giảm xuống còn tưới cách ngày với lượng nước phù hợp dựa theo tình hình thời tiết.

Nếu gặp mưa bạn phải kiểm tra chế độ thoát nước của cây.

Ánh sáng

Bạn nên trồng cây nơi thông thoáng, không bị bóng râm vì chúng ưa nắng (nhất là nắng buổi sáng).

Nếu đủ ánh sáng cũng như ánh nắng, cây sẽ sinh trưởng khỏe mạnh, cành lá xum xuê, hoa nở đều và đẹp. Ngược lại nếu không đáp ứng đủ lượng ánh sáng, cây sẽ còi cọc, chậm phát triển, thậm chí không cho hoa.

Đối với những cây trồng trong nhà, bạn nên lên lịch tắm nắng đầy đủ cho cây để chúng phát triển tốt.

Bón phân

Để cây cho hoa đúng kỳ, ngoài những yếu tố trên, bạn cần định kỳ bón phân NPK để cây khỏe mạnh. Nên hòa loãng phân vào nước rồi tưới vào gốc cây.

Chăm sóc tốt để chúng nở hoa đẹp
Chăm sóc tốt để chúng nở hoa đẹp

Như vậy, đến đây bạn cũng đã hiểu hơn về loài cây lộc vừng. Cách trồng và chăm sóc chúng cũng khá đơn giản. Nếu yêu thích những chùm hoa xõa dài như những thanh pháo giấy, bạn hãy tìm giống và trồng ngay vài cây tại nhà nhé! Chúng không chỉ làm cảnh mà còn đem lại tài lộc cho cả gia đình bạn đấy!

Chúc bạn luôn an yên, hạnh phúc!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Sinh Vật Cảnh

Cây trồng trong nhà nên được lựa chọn như thế nào?

Cây trồng trong nhà nên được lựa chọn như thế nào?

Ngày đăng: 16-07-2020

Không phải cây nào cũng trồng trong nhà được. Nếu muốn lựa chọn cây trồng trong nhà bạn phải tìm hiểu công dụng, ý nghĩa và nên lựa chọn theo tuổi, theo mệnh để chúng không chỉ làm cảnh mà còn giúp vượng khí cho gia đình.

Cây đại phú gia có hoa không? Có độc không?

Cây đại phú gia có hoa không? Có độc không?

Ngày đăng: 15-07-2020

Cây Đại Phú Gia – một loại cây cảnh, cây phong thủy và còn giúp lọc khí. Bài viết này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng đồngthời giải đáp thắc mắc rằng chúng có hoa hay không? Có độc hay không?

Cây sống đời – loài cây đặc biệt nhân giống bằng lá

Cây sống đời – loài cây đặc biệt nhân giống bằng lá

Ngày đăng: 14-07-2020

Có một loài hoa rất đẹp được ưa chuộng làm cây cảnh, cây phong thủy tại các gia đình người Việt là cây sống đời. Bài viết này, AVi Việt Nam sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về đặc điểm, cách trồng, công dụng và ý nghĩa của chúng.

Ẩn