Rau mầm – Giá trị dinh dưỡng và cách trồng tại nhà

Rau mầm là loại rau vô cùng “dễ tính” bởi chúng chỉ cần một thời gian ngắn, một không gian hẹp và cách chăm sóc dễ dàng. Bạn chỉ cần vài thùng xốp hay khăn giấy là có thể tự trồng được loại siêu thực phẩm này ngay tại gian bếp của mình rồi. Trong thực đơn hàng ngày của bạn không nên bỏ qua loại rau này bởi chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với bài viết này, AVi Việt Nam sẽ điểm danh một số lợi ích của rau mầm và hướng dẫn bạn những cách trồng đơn giản nhất.

Loại rau giàu dinh dưỡng
Loại rau giàu dinh dưỡng

Những lợi ích cho sức khỏe mà cây rau mầm mang lại

Tình trạng thực phẩm cũng như rau củ quả kém vệ sinh và không an toàn ngày càng gia tăng. Ngày nay nhiều người quan tâm đến việc tự trồng hay chọn mua rau mầm bởi đây được đánh giá là loại rau sạch nhất và hơn thế nữa chúng lại có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với rau bình thường. Lượng dinh dưỡng trong 50 gam rau mầm được đánh giá tương đương với lượng dinh dưỡng chưa trong 200 gam rau bình thường.

Rau mầm là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao

Theo các nghiên cứu thực tế khoa học cho đến hiện tại, hàm lượng amino axit, vitamin B, vitamin A, vitamin C, vitamin E,… trong rau mầm cực cao. Chất xơ và các khoáng chất thiết yếu cho hoạt động sống của cơ thể cũng chiếm tỷ lệ cao trong thành phần dinh dưỡng của rau mầm.

Người ta đã phân tích trong rau mầm cải củ, hàm lượng vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng canxi gấp 10 lần trong khoai tây. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa. Theo đó, nó cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào và dễ tiêu cho cơ thể người. 

Loại rau mầm được con người phát hiện và duy trì thường xuyên đến ngày nay là giá đậu xanh (hay còn gọi là giá đỗ). Nó cung cấp 32 calo, 0,84 gam chất xơ và 21-28% protein. Hiện nay người ta đang phát triển giống rau mầm từ nhiều loại hạt khác nhau như: Hạt  củ cải trắng, hạt bông cải xanh, hạt chia,… và nhiều loại hạt ngũ cốc khác.

Rau mầm còn là loại thực phẩm giúp phòng trừ bệnh tật

Rau mầm chứa những chất chống ô xy hóa cực tốt giúp cơ thể đào thải độc tố, tăng sức đề kháng như: vitamin A, B, C, E,… Đồng thời chúng còn bồi bổ sức khỏe, gia tăng tuổi thọ.

Một chén rau mầm chứa 119% vitamin C mà cơ thể cần trong ngày. Nó còn chứa nhiều men kích thích tăng trưởng, phòng ngừa bệnh cúm và giảm cholesterol thừa trong máu.

Do đặc tính giàu vitamin nên ngoài việc tăng cường đề kháng cho cơ thể, rau mầm còn góp phần duy trì sự mìn màng tươi tắn cho làn da. Quá trình lão hóa da sẽ bị lượng vitamin E và vitamin C trong loại rau quý giá này đánh bật.

Các nhà khoa học người Australia đã từng nghiên cứu được rằng trong rau mầm (đặc biệt là rau mầm củ cải trắng và bông cải xanh) đều chứa chất glucosinonates (viết tắt là GSL). Chất này sẽ biến đổi thành chất isothiocyanates (viết tắt là ITC) trong quá trình nhai. Chất này là kẻ thù của các tế bào ung thư. Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng chất GSL chỉ có nhiều trong rau mầm và ít dần khi cây lớn.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng: dưỡng chất trong giá đỗ cũng nhiều hơn hàng chục lần so với hạt đậu tương, chúng giúp tăng nội tiết tố có lợi cho sinh dục nữ và càng có lợi trong quá trình làm đẹp da. Rau mầm bông cải xanh cũng giàu hoạt chất chống ung thư và làm giảm kháng insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ tiểu đường. Các loại hạt lúa mì hay lúa mạch đen còn có chứa các enzyme phytase giúp ngăn chặn sự hấp thụ kim loại nặng cho cơ thể.

Cách trồng

Nếu bạn chưa từng có được những thông tin dinh dưỡng mà rau mầm mang lại như trên có lẽ bạn đã không hề quan tâm đến việc cho nảy mầm một số lọa hạt hiện có để làm tăng giá trị dinh dưỡng của chúng. Ngoài ra chúng ta còn dễ dàng làm phong phú bữa ăn gia đình bởi những món mới từ loại rau này.

Các loại hạt được dùng phổ biến để trồng rau mầm: hạt giống bông cải xanh, hạt các loại đậu đặc biệt là đậu xanh, hạt bí, hạt đậu lăng, hạt giống hoa hướng dương hoặc hạt chia,…

Bước 1: Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Thị trường có những thiết bị được thiết kế đặc biệt để trồng rau mầm tại nhà như: khay mọc mầm. Thiết bị này giúp cho việc gieo trồng đơn giản hơn, giúp cây tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Nhưng bạn có thể đơn giản hóa chúng bằng những vật dụng sẵn có và dễ tìm hơn:

Có những thiết bị được thiết kế đặc biệt để nảy mầm, như khay mọc mầm, giúp cho việc nảy mầm dễ dàng hơn và cho phép tăng trưởng nhiều hơn cùng một lúc, nhưng tất cả những gì thực sự cần thiết là:

  • Thùng xốp kích cỡ tùy ý theo diện tích không gian nhà bạn (lý tưởng nhất là loại 40x50x7cm), 2m giấy lót, bìa carton, dụng cụ tưới cây có vòi phun sương.
  • Đất sạch đã qua xử lý tạp chất

Bước 2: Ngâm và ủ hạt

Ngâm hạt giống trong nước ấm (tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh). Trong quá trình ngâm, bạn hãy loại bỏ những hạt lép nổi lên mặt nước bởi những hạt này thường bị hư hỏng, sẽ không nảy mầm được. Thời gian ngâm và ủ đối với tường loại hạt như sau:

  • Cải xanh, rau dền, xà lách: Ngâm 3-5 tiếng rồi ủ 8-12 tiếng
  • Mồng tơi: Ngâm 3- 5 tiếng sau đó ủ 12-36 tiếng
  • Kinh giới, tía tô: Ngâm 3-8 tiếng, ủ thêm 12-14 tiếng
  • Cần, hẹ,ngò gai: Ngâm 8-12 tiếng rồi ủ tiếp 12-24 tiếng

Bước 3: Gieo hạt

Cho đất vào thùng xốp, độ dày khoảng 3cm. Sau đó đặt thùng xốp ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

Sử dụng vòi phun sương tưới một ít nước lên bề mặt đất. Trải giấy thấm lên bề mặt đất rồi tưới nước lần 2. Việc này giúp đất không dính vào cây gây bẩn.

Gieo hạt xuống đất, Mật độ phù hợp thường là 10gr hạt/40cm2. Lưu ý rắc hạt đều tay tránh để các hạt chụm đống với nhau. Sau khi hoàn thành việc gieo hạt, chúng ta tưới nhẹ 1 lần nữa rồi dùng bìa carton đậy lên thùng xốp trong vòng 2 ngày.

Bước 4: Tưới nước

Hàng ngày bạn dùng vòi phun sương tưới cho hạt đủ nước. Tránh tưới mạnh ảnh hưởng đến mầm. Mỗi ngày bạn chỉ cần tưới 1-2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Tránh tưới vào giữa trưa nắng. Không được tưới quá nhiều gây dư nước, ngập úng hạt.

Bước 5: Thu hoạch

Đến ngày thứ 3 thứ 4, hạt đã nảy mầm, bạn cần di chuyển thùng xốp ra chỗ nhiều ánh sáng hơn nhưng vẫn đảm bảo không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Đến ngày thứ 7 thứ 8, rau bắt đầu lên chuyển màu xanh, lúc này chúng ta có thể thu hoạch được rồi đấy.

Trồng rau mầm bằng thùng xốp
Trồng rau mầm bằng thùng xốp

 

Bạn cũng có thể trồng rau mầm không cần đất

Bước 1: Chuẩn bị:

Bạn chuẩn bị khăn giấy nhé. Chỉ cần sử dụng loại thường.

Khay đựng: Bạn có thể dùng khay inox hoặc xoong nồi thay thể.

Bước 2: Ngâm hạt

Bạn có thể sử dụng hạy củ cải đỏ hoặc trắng ngâm 5-6 tiếng trong nước ấm tỷ lệ 2 sôi: 3 lạnh. Khi ngâm bạn cũng cần loại bỏ hạt lép. Sau đó rửa lại hạt bằng nước sạch.

Bước 3: Gieo hạt

Trải lớp khăn giấy vào khay đã chuẩn bị, không nên trải quá dày bởi điều này sẽ gây khó khăn cho việc thu hoạch.

Tưới ướt đẫm lớp khăn giấy, sau đó rải đều hạt lên. Tưới thêm một lần nữa rồi mang khay rau đặt vào nơi không có ánh sáng. Trong quá trình hạt nảy mầm, bạn cần chú ý để hạt khô ráo tránh hiện tượng úng nước là hư hạt.

Bước 4: Chăm sóc hàng ngày

Mỗi ngày bạn cần tưới từ 1 đến 2 lần nước vào 2 buổi sáng sớm và tối. Nếu môi trường quá khô, bạn nên tưới thêm 1 lần nữa. Bạn cũng nên sử dụng vòi phun sương để tưới nước nhẹ nhàng.

Ngày thứ 3, bạn nên đem khay ra ánh sáng nhưng phải tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 7-8 ngày bạn có thể thu hoạch được rồi nhé!

Trồng rau mầm tại nhà cực kỳ đơn giản với khăn giấy
Trồng rau mầm tại nhà cực kỳ đơn giản với khăn giấy

Trên đây là những thông tin bổ ích về giá trị dinh dưỡng của rau mầm và 2 cách trồng đơn giản ngay tại nhà bạn có thể dễ dàng thực hiện. Hy vọng những điều này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dinh dưỡng từ rau cũng như có thể tự mình làm phong phú thực đơn hàng ngày với những món ăn từ rau mầm góp phần cung cấp dưỡng chất cho cơ thể bằng những loại rau siêu sạch.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Ẩn