Cách trồng hoa địa lan theo cách của nhà vườn

Hoa Địa Lan là một loài lan được người Việt ưa chuộng đặc biệt là trong những dịp Lễ Tết hay làm quà tặng. Vì ngoài sắc đẹp, nó tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và bình an. Bạn có muốn tự học cách trồng địa lan để điểm thêm nét đẹp cho ngôi nhà mình không? Việc này sẽ không hề khó khăn. AVi Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần thiết để bạn tự tay trồng được những chậu địa lan tuyệt đẹp. Hãy cùng đọc qua bài viết nhé!

Hoa địa lan tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và bình an
Hoa địa lan tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và bình an

Về loài hoa địa lan

Hoa địa lan là một trong những loài lan có sức sống mạnh mẽ nhất. Nó khoác lên mình một vẻ đẹp sang trọng, yêu kiều nhưng cũng rất mềm mại. Mỗi cuống có đến hơn chục hoa mọc liên tiếp nhau rất đẹp.

Địa lan là loài cây ưa sáng. Nhưng nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm thay đổi màu sắc lá lan. Tốt nhất là bạn trồng địa lan dưới bóng cây để vừa hạn chế được ánh sáng vừa tận dụng được gió thiên nhiên giúp cây thông thoáng phát triển mạnh mẽ.

Chuẩn bị

Giá thể trồng

Giá thể trồng địa lan đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa địa lan. Yêu cầu giá thể trồng địa lan là ẩm nhưng không ướt. Nắm được nguyên tắc này, đảm bảo bạn sẽ có cách trồng địa lan tốt nhất.

Theo như hướng dẫn của những nhà vườn trồng lan, giá thể phù hợp nhất để trồng địa lan là hỗn hợp than củi, vỏ thông và đá sỏi thô loại nhỏ. 3 loại này trộn lẫn với nhau với tỷ lệ bằng nhau.

Dụng cụ trồng

Khi trồng địa lan, bạn nên chọn chậu có chất liệu gốm hoặc sành sứ. Tùy theo kích thước của cây mà bạn chọn cỡ chậu phù hợp. Có lỗ thoát nước để tránh úng cây.

Chọn chậu dáng thấp nếu bạn trồng loại địa lan lá ngắn. Chọn chậu to nếu bạn trồng những giống địa lan xòe lá và trồng nhiều nhánh.

Trước khi trồng, bạn nên vệ sinh sạch sẽ chậu để loại bỏ mầm bệnh hại cây. Sau đó ngâm chậu trong nước sạch khoảng 1 ngày (đối với chậu sứ hoặc gốm) để khi trồng nó không hút nước từ giá thể trồng lan gây ảnh hưởng đến cây lan sau này.

Giống địa lan

Thông thường những nhà vườn hay nhân giống địa lan bằng cách tách nhánh từ cây mẹ. Sau khi những mầm non đã phát triển khỏe mạnh. Việc này được tiến hành khá dễ dàng. Tuy nhiên, bạn nên chọn giống tốt, không sâu bệnh để nhân giống.

Mầm non của cây địa lan mọc từ gốc
Mầm non của cây địa lan mọc từ gốc

Cách trồng địa lan

Tách nhánh từ cây mẹ

  • Bước 1: Chọn chậu lan khỏe mạnh để tiến hành tách nhánh. Gỡ bỏ giá thể trồng trên bề mặt chậu. Nghiêng chậu rồi vỗ xung quanh thành chậu cho giá thể không bám vào thành chậu nữa.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng rút nguyên cụm cây mẹ ra khỏi chậu.
  • Bước 3: Cắt bỏ rễ hư thối chỉ giữ lại phần rễ còn tươi. Đồng thời vệ sinh bộ rễ bằng nước sạch. Chỉ nên vệ sinh hết những vết nấm trắng hoặc những đoạn nấm mốc có mùi hôi. Bạn đừng vệ sinh quá kỹ làm trôi đi những vi khuẩn cộng sinh trên rễ lan.
  • Tiến hành tách riêng những nhánh lan để nhân giống. Bạn nên tách 3 nhánh 1 lúc để cây mới có đủ sức phát triển.
  • Tại những vết cắt, bạn nên bôi vôi sát trùng để không bị nhiễm nấm bệnh.
  • Để cách trồng địa lan được chuyên nghiệp như nhà vườn, sau khi tách, bạn đừng nên trồng lại ngay. Hãy đặt chúng nơi râm mát trong khoảng 1 ngày rồi mới trồng.

Đối với những cây bị nấm bệnh, trước khi trồng lại, bạn nên xử lý sạch nấm bằng dung dịch diệt trừ nấm như Ridomil (3gam pha với 1 lít nước). Ngâm trong vòng 15 phút, sau đó đặt cây nơi khô ráo thoáng mát trong vài giờ cho khô rồi ngâm vào dung dịch kích thích sinh trưởng (B1 hoặc Atonic,…) khoảng 15 phút. Sau đó lại để ráo rồi hôm sau trồng lại.

Tách nhánh địa lan
Tách nhánh địa lan

Trồng lại cây địa lan vào chậu

  • Bước 1: Lót xỉ than, than củi cỡ lớn, mút xốp hoặc vỏ ốc dưới đáy chậu (1/4 chiều cao chậu). Khi lót không được làm bít lỗ thoát nước của chậu.
  • Bước 2: Lần lượt xếp những nhánh lan đã tách vào chậu. Khi trồng bạn trồng những nhánh già vào giữa rồi đến những nhánh non vòng quanh bên ngoài.
  • Bước 3: Cho phần đất đã trộn vào chậu để cố định khóm lan. Lớp đất cách miệng chậu 3cm. Sau đó phủ lớp dương xỉ, vụn xỉ than hoặc phủ rêu lên bề mặt chậu để giữ ẩm cho cây.
  • Bước 4: Tưới đẫm nước để cấp ẩm cho cây. Đặt chậu lan ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong vòng 2 tuần kể từ ngày trồng.

Để kích thích chậu địa lan phát triển rễ nhanh hơn, bạn hãy pha B1 thật loãng (tầm 1cc cho 5 lít nước và tưới phun sương cho chậu lan.

Khi mới trồng lan trong 1 tháng đầu, bạn đừng vội bón phân. Việc bón phân sẽ được thực hiện khi cây đã ra rễ, nảy mầm và phát triển bình thường trở lại.

Cách trồng địa lan vào chậu
Cách trồng địa lan vào chậu

Kỹ thuật chăm sóc địa lan theo như nhà vườn

Tưới nước

Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho địa lan mỗi ngày 2 lần vào mùa nắng nóng. Tùy tình hình thời tiết mà tưới lượng nước hợp lý.

Khi tưới bạn nên tưới nhẹ nhàng để nước ngấm từ từ, không nên tưới mạnh dễ làm ảnh hưởng đến những chồi non của cây.

Bón phân

Giống địa lan thường không cần nhiều phân bón. Bạn chỉ nên dùng phân hữu cơ bón mỗi tuần 1 lần và dùng tỷ lệ thật loãng (1/10 hoặc 1/20).

Trong thời gian cây trổ hoa bạn tuyệt đối không được dùng phân bón để tránh gây hỏng hoa.

Tỉa cành thay đất

Để có những chậu hoa đẹp, ngoài cách trồng địa lan chuẩn, bạn còn cần phải thường xuyên tỉa cành, tạo dáng cho chậu hoa.

Đây cũng là cách khiến chậu lan lâu cỗi, phát triển khỏe mạnh và cho hoa đều đặn.

Mỗi ngày bạn nên dành thời gian nhặt bỏ lá úa, hoa rụng,… để ngăn chặn sâu bệnh.

Hàng năm, bạn nên thay đất cho chậu lan để cung cấp đất giàu dinh dưỡng, kiểm soát được độ tơi xốp, thoáng khí của đất và loại bỏ rễ hư thối kịp thời để chậu lan khỏe mạnh. Đây cũng là cách giúp cho bộ rễ đủ không gian phát triển nuôi cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Trong các loài lan, địa lan là loài ít bị sâu bệnh nhất. Tuy nhiên, nếu như bạn không đảm bảo thực hiện đúng các bước ở cách trồng địa lan như trên, chậu lan của bạn dễ bị vàng lá, đốm nâu, thối rễ hay cháy lá,…

Bạn nên ưu tiên dùng các biện pháp thủ công để phòng trừ sâu bệnh hại. Nếu không kiểm soát được thì dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lý kịp thời, hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa.

Địa lan Trần Mộng – một trong những loại địa lan được ưa chuộng nhất
Địa lan Trần Mộng – một trong những loại địa lan được ưa chuộng nhất

Trên đây là tất cả những kiến thức cần chuẩn bị trước khi bạn lên kế hoạch trồng địa lan. Nắm được cách trồng địa lan trên, bạn đã có thể tự tin trồng những chậu lan thật đẹp cho không gian sống của mình rồi đấy. Chần chừ gì nữa? Hãy tự mình trồng những khóm lan tuyệt đẹp tô nào. Chăm sóc cây cảnh cũng khiến tâm hồn bạn thoải mái, thư giãn hơn nhiều đấy. Hy vọng bạn sẽ nhanh chóng sở hữu những chậu địa lan tuyệt vời do chính tay mình trồng được.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe, bình an!

Bình luận về bài viết này
  • 19:49 18/05/2023 Quách Đại Hiệp

    Giống Hoa này bán ở đâu




Bài khác cùng chuyên mục Trồng Hoa

Cách trồng hoa sứ và mẹo điều khiển thời điểm nở hoa

Cách trồng hoa sứ và mẹo điều khiển thời điểm nở hoa

Ngày đăng: 19-06-2020

Cách trồng hoa sứ có khó không? Làm thế nào để điều khiển được thời gian nở hoa của nó?Cách tạo dáng sứ như thế nào? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết này.

Top 10 hạt giống hoa đẹp dễ trồng cho người mới

Top 10 hạt giống hoa đẹp dễ trồng cho người mới

Ngày đăng: 26-06-2020

Người mới bắt đầu trồng hoa thì nên lựa chọn những hạt giống hoa gì? AVi Việt Nam sẽ gợi ý cho bạn những loài hoa đẹp dễ trồng, dễ chăm sóc để bạn có hứng thú trồng hoa.

Cách trồng lan phi điệp như thế nào là chuẩn?

Cách trồng lan phi điệp như thế nào là chuẩn?

Ngày đăng: 13-06-2020

Cách trồng Lan Phi Điệp hay Lan Giã Hạc chưa bao giờ hết hot đối với những người chơi lan. Thực ra chăm lan không có chuẩn, chỉ cần bạn hiểu đặc tính là có thể chăm sóc tốt.

Ẩn