Nuôi cá cảnh nghe đơn giản nhưng tại sao cá hay bị chết ?

Nhiều người chọn nuôi cá cảnh làm trò giải trí sau giờ học, giờ làm mệt nhọc. Trước khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá cảnh, tôi đã từng nuôi trong 1 thời gian ngắn là chúng lại chết. Vậy điều quan trọng nằm ở đâu? Thú nuôi cá cảnh không phân biệt tuổi tác, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy một ông lão, một chàng thanh niên, cũng có thể là một cậu bé hay một cô bé nào đó chăm chút bể cá của mình hàng ngày. Rất nhiều người có đam mê cá cảnh nhưng cũng rất nhiều người, trong đó từng có tôi, chỉ chăm được một hai tháng là chia tay bể cá vì không có kiến thức. Sau khi đọc nhiều tài liệu, tôi cũng đúc kết cho mình nhiều kinh nghiệm. Hôm nay AVi Việt Nam  sẽ chia sẻ với mọi người tất cả những kiến thức AVi Việt Nam có được để mọi người cũng chăm được một bể cá xinh xinh tại nhà.

Nuôi cá cảnh đúng kỹ thuật để có một bể cá đẹp
Nuôi cá cảnh đúng kỹ thuật để có một bể cá đẹp

Để cá luôn phát triển khỏe mạnh và không bị chết, bạn cần chú ý những điểm kỹ thuật sau đây:

Nước nuôi cá cảnh

Trước hết bạn cần chuẩn bị một bể nước nuôi cá thật sạch sẽ, không chứa các hóa chất độc hại hay chất diệt khuẩn. Nhiều người sử dụng nguồn nước máy để nuôi cá với mục đích có được nguồn nước sạch. Tuy nhiên, chất clo (chất sát khuẩn) có trong nước lại không tốt cho cá. Nếu phải dùng nước máy, bạn cần tiến hành một trong những cách sau:

  • Chứa nước trong thau và để ở nhiệt độ thường khoảng 24 tiếng cho clo trong nước thoát ra hết rồi mới dùng nước này cho vào bể cá.
  • Hoặc bạn có thể mua dung dịch khử nước về khử nước trước khi nuôi cá.

Ngoài ra bạn cần chú ý đến độ PH của nước. Nước máy là nguồn nước có độ PH ổn định phù hợp để nuôi cá. Nếu sử dụng những nguồn nước khác, bạn có thể dùng bút thử PH hoặc dùng giấy quỳ để thử. Nước giếng thường có độ PH thấp, có những nơi nước bị nhiễm phèn độ PH rất nghèo nàn. Nếu cần sử dụng bạn cần sục khí oxy vào nước đề cung cấp oxy và tăng PH. Nếu nước nhiễm phèn nặng bạn xử lý bằng cách bỏ than hoạt tính vào bồn chứa nước.

Cách thay nước cho bể cá

Bạn nên thay nước cho bể cá thường xuyên để giữ cho bể cá trong trẻo, sạch sẽ.

Khi thay nước bạn nên giữ lại 30-50% lượng nước cũ và pha trộn với nước mới. Bạn phải cho nước vào bể một cách nhẹ nhàng để cá kịp thích nghi, chống tình trạng sốc nước do chênh lệnh PH và nhiệt độ.

Mỗi khi phải chuyển cá trong bể này qua bể khác, bạn phải cân bằng độ pH phù hợp với môi trường cá quen sống để cá không bị stress do thay đổi môi trường đột ngột.

Để thay nước cho bể cá bạn cần chuẩn bị nước như đã nêu ở phần trên, hút 50-70% nước cũ, dùng ống bơm nước nhựa bằng tay có bán ở các cửa tiệm cá cảnh và dùng ống bơm tay này hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, sau đó nhẹ nhàng cho nước mới vào.

Dụng cụ thay nước cho bể cá
Dụng cụ thay nước cho bể cá

Chú ý về thức ăn cho cá

Cá thường không ăn nhiều, mỗi lần bạn chỉ cần cho cá ăn một lượng vừa đủ tránh dư thừa thức ăn gây dơ bẩn bể nước.

Cá không đói nhưng khi cho ăn chúng vẫn đớp, nhiều khi bạn nghĩ chúng đói nhưng thật ra không phải vậy. Cá sẽ ăn liên tục khi có thức ăn gây đầy bụng dẫn đến chết. Bạn nên cho ăn định kỳ 2 lần/ngày. Cá có thể nhịn đói vài ngày nhưng chúng sẽ chết ngay nếu ăn quá no. Điểm này đặc biệt quan trọng.  Mình cũng đã từng cho cá ăn nhiều quá dẫn đến chết.

Cách đơn giản nhất là dùng bột cho cá ăn bán ở tiệm cá cảnh. Ngoài ra, tùy từng loại cá mà bạn cần bổ sung thức ăn tươi phù hợp, có thể dùng cá con cho cá ăn.

Môi trường ánh sáng, nhiệt độ và oxy phù hợp cho bể cá

Ánh sáng

Cá cảnh hầu hết ưa sáng. Nên đặt bể cá ở nơi thoáng mát, tránh ảnh nắng trực tiếp. Cá sẽ dễ phát bệnh nếu như bể cá đặt ở nơi thiếu ánh sáng và không thoáng khí. Bạn có thể sử dụng đèn công suất nhỏ cho bể cá tầm vài giờ mỗi ngày. Bạn có thể bật đèn 8 tiếng ban ngày và tắt vào ban đêm cho cá nghỉ ngơi. Nếu đặt bể cá ngoài trời, bạn nên che nắng che mưa tốt  để cá không bị ảnh hưởng.

Nhiệt độ

Cá phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 26 – 300C. Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, bạn nên sử dụng thiết bị sưởi để tăng nhiệt độ bể cá.

Oxy cho bể cá

Cá sống, sinh sản và phát triển mạnh nếu được sống trong môi trường giàu oxy. Bạn cần bật oxy cho bể cá liên tục để cung cấp đủ oxy cho cá.

Ngoài những yếu tố nêu trên, nếu muốn nuôi cá cảnh thật tốt, bạn còn phải chú ý đến việc lựa chọn các loại cá nuôi chung với nhau. Mỗi bể cá phải nuôi những loài cá có cùng kích cỡ để tránh việc cá lớn ăn thịt cá bé. Tùy theo số lượng cá mà lựa chọn bể cá có kích thước phù hợp, không nên để mật độ cá quá dày vì sẽ hạn chế không gian sống và thiếu hụt oxy.

Thả cá vào bể cũng phải đúng cách

Mỗi khi mua cá về, bạn không nên thả ngay vào vể mà nên thả riêng ở bể nhỏ theo dõi vài ngày để tránh mầm bệnh lây lan nếu lỡ mua phải cá bị bệnh.

Cá rất nhạy cảm, chúng dễ bị sốc nước do khác môi trường quen thuộc. Khi bỏ cá vào bể, bạn cần ngâm bịch cá trong bể tầm 15 phút, sau đó mở miệng túi rồi múc 1 ca nước từ trong bể cho vào túi cá. Sau đó bạn hạ miệng túi xuống, mở miệng túi to ra, tay kia nhẹ nhàng kéo từ từ đáy túi lên để cá nhẹ nhàng trôi ra khỏi túi. Tránh tuyệt đối việc đổ thẳng cá vào trong bể để cá không bị thay đổi môi trường đột ngột.

Nhiều loại cá trong cùng một bể
Nhiều loại cá trong cùng một bể

Trên đây là những lưu ý về kỹ thuật nuôi cá cảnh. Với những lưu ý này, bạn chắc chắn sẽ có đầy đủ kiến thức để tự mình chăm sóc một bể cá làm sinh động ngôi nhà bạn. Nuôi cá, ngoài là thú vui nó còn là phong thủy nên hầu như nhà nào cũng có một bể cá cảnh.

Chúc bạn chăm sóc được những chú cá khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Ẩn