Phân bón hữu cơ - dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng, môi trường và sức khỏe con người

Ở nước ta, nhiều người đang dần ý thức được trách nhiệm của mình đối với môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Muốn phát triển bền vững phải nhờ vào nền nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, các loại phân bón hữu cơ cũng đóng góp một phần không nhỏ. Vậy đặc điểm của chúng như thế nào? So với các loại phân hóa học thì chúng có những điểm mạnh gì? Chế biến chúng có khó không? Chúng có những loại nào và công dụng ra sao?... Đó là những vấn đề xoay quanh loại dinh dưỡng cho đất và cây trồng mà bạn cần nắm trước khi trồng cây, trồng rau. Bạn đừng lo, AVi Việt Nam sẽ luôn bên bạn để tìm hiểu tất cả những gì bạn cần. Hãy đọc đến cuối bài để lần lượt tìm hiểu những vấn đề trên nhé!

Phân bón hữu cơ – dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng
Phân bón hữu cơ – dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng

Phân bón hữu cơ là gì? Chúng có nguồn gốc từ đâu?

Đây là loại phân bón chứa những hợp chất hữu cơ bao gồm nguồn dinh dưỡng dạng đa, trung và vi lượng. Sử dụng loại phân bón này là thể hiện sự tôn trọng môi trường đất cũng như sức khỏe con người.

Phân bón này sẽ giúp tăng độ tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Chúng giúp cải tạo đất bởi nguồn chất hữu cơ trong phân cũng như lượng mùn và những vi sinh vật có lợi cho đất được trả về môi trường đất.

Thông thường, chúng bắt nguồn từ phân động vật, phân người, từ lá cây, cành cây hoặc các chất hữu cơ khác từ rác thải hữu cơ sinh hoạt, rác thải nhà bếp hay nhà máy chế biến thủy sản, hải sản,… Gồm 5 nhóm chính là: nhóm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, sinh vật biển và cuối cùng là nhóm hỗn hợp.

Hiểu về bản chất của phân bón hữu cơ giúp bạn lựa chọn sử dụng thích hợp từng loại phân cho từng thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Được hình thành từ những hợp chất hữu cơ
Được hình thành từ những hợp chất hữu cơ

Phân loại

Có 2 loại phân bón hữu cơ phổ biến là:

Phân hữu cơ truyền thống

Là loại phân có nguồn gốc từ chất thải cây trồng hay vật nuôi, các loại rác thải từ nông – lâm – ngư nghiệp… và được ủ theo những phương pháp truyền thống.

Chúng có thời gian xử lý dài, nhưng tác dụng lên cây trồng chậm và hàm lượng dinh dưỡng khá thấp.

Gồm những loại phổ biến sau: phân xanh, phân rác, phân chuồng và than bùn.

Phân loại

Thành phần

Ưu điểm

Nhược điểm

Phân xanh

Là những phần thân và lá cây tươi được ủ bằng phương pháp ủ hoặc vùi trong đất.

Cải tạo đất.

Hạn chế xói mòn đất.

Bảo vệ đất đai.

Hiệu quả lên cây trồng chậm

Thường chỉ phù hợp với việc bón lót.

Quá trình ủ phân dễ phát sinh chất độc hại như CH4 hay H2S gây ngộ độc.

Phân rác

Rơm rạ hoặc lá thân cây.

Làm ổn định kết cấu đất.

Tăng độ tơi xốp.

Hạn chế khô hạn.

Chống xói mòn đất.

Dinh dưỡng thấp.

Phương pháp chế biến mất thời gian và công sức.

Chứa mầm mống sâu bệnh hay cỏ dại nên ko chế biến cẩn thận.

Phân chuồng

Phân và nước tiểu của động vật hoặc người.

Chứa các chất khoáng đa, trung và vi lượng.

Tăng độ mùn.

Cải tạo đất.

Tăng độ phì nhiêu cho đất.

Ổn định kết cấu đất.

Chống xói mòn.

Hạn chế hạn hán.

Hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Cần dùng số lượng lớn.

Tốn công và phí vận chuyển.

Tiềm ẩn mầm bệnh (vi khuẩn, viruts, bào tử nấm bệnh,…) nếu không chế biến kỹ.

 

Than bùn

Hình thành từ việc phân giải yếm khí những cây rừng co phù sa vùi lấp lâu ngày.

Cải tạo đất rất tốt.

Tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ cho đất.

Hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Chế biến phức tạp.

Tốn công và phí vận chuyển. cũng như công bón.

Tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ cho đất.
Tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ cho đất.

Phân hữu cơ công nghiệp

Là các loại phân bón hữu cơ được chế biến bằng quy trình công nghiệp. Với hình thức này, khối lượng phân bón mỗi lần chế biến rất cao, lên đến hàng ngàn tấn. Theo đó, hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm phân được tạo ra có giá trị cao.

Chúng bao gồm: phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng.

Phân loại

Thành phần

Ưu điểm

Nhược điểm

Phân bón vi sinh

Các loại vi sinh vật (vsv) hữu ích cho cây trồng như: vsv phân giải hữu cơ, vsv ký sinh, vsv cố định đạm, vsv đối kháng và vsv phân hủy xenlulo,…

Kích thích các vsv trong đất phát triển mạnh mẽ.

Phân hủy những loại chất khó hấp thụ.

Tổng hợp dinh dưỡng cho cây trồng.

Ngăn chặn mầm bệnh.

Cung cấp không đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây.

Mỗi loại phân vi sinh chỉ phù hợp với một nhóm cây trồng nhất định và có hạn sử dụng.

Phải cung cấp thêm phân bón hữu cơ để làm thức ăn cho vsv phát triển.

Phân hữu cơ sinh học

Được chế biến bằng cách dùng các loại men vi sinh có lợi lên men các nguyên liệu hữu cơ.

Thành phần chất hữu cơ đến 22%.

Dùng được cho cả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng từ bón lót, bón thúc, nuôi hoa, nuôi quả…

Cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây.

Tăng lượng mùn, cải tạo đất, chống xói mòn và rửa trôi.

Thúc đẩy hệ vsv trong đất.

Khống chế mầm bệnh.

Giảm thiểu sâu bệnh cũng như các tác động của thời tiết.

Tăng đề kháng cho cây.

Phân hủy những loại chất khó hấp thụ.

Giá thành cao hơn các loại phân bón khác.

Hạn chế tối đa việc dùng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật.

An toàn cho sức khỏe con người.

Phân hữu cơ vi sinh

Những nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau được chế biến theo quy trình công nghiệp.

Quá trình lên men sử dụng nhiều loai vi sinh vật có lợi và cả các bào tử sống.

Hàm lượng chất hữu cơ đạt 15%.

Bổ sung chất khoáng đa, trung và vi lượng cho cây.

Tăng độ phì nhiêu và tơi xốp của đất.

Cung cấp vsv có khả năng phân giải chất khó hấp thu.

Kìm hãm mầm bệnh trong đất.

Tăng đề kháng cho cây trồng.

Không gây ô nhiễm môi trường.

Hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn so với phân bón hữu cơ sinh học.

Phân hữu cơ khoáng

Là loại phân bón hữu cơ có trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ N, P, K. Trong đó có tối thiểu 15% các chất hữu cơ và khoảng 8 – 18% chất vô cơ.

Hàm lượng chất khoáng cao.

Không tốt cho đất và hệ vi sinh vật nếu dụng thường xuyên và trong thời gian dài.

Cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây
Cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây

Phương pháp chế biến phân bón hữu cơ

Hiện nay nền nông nghiệp hữu cơ phát triển, các gia đình cũng tự tìm hiểu và triển khai các phương pháp trồng rau hữu cơ tại nhà. Do vậy nên nhiều người tìm đến phân bón hữu cơ. Cách chế biến chúng có khó không?

Theo thống kê thì có khá nhiều cách chế biến. Nhưng phổ biến nhất là cách chế biến thô sơ và cách chế biến công nghệ vi sinh. Chi tiết như sau:

Phương pháp thô sơ:

Đó là cách mà bà con nông dân đang áp dụng tại nhà bằng phương pháp ủ. Chúng áp dụng cho các loại phân chuồng, phân xanh, phân rác và than mùn.

Phương pháp công nghệ vi sinh

Đó là cách kết hợp với vi sinh vật để chế biến phân. Thông thường, phương pháp này áp dụng với nguồn hữu cơ ít vi sinh vật như rác thải đô thị, than bùn hoặc những loại chất hữu cơ không dễ dàng phân hủy như vỏ trấu, vỏ cà phê, mạt cưa, thân cây cỏ,… Kết quả của quá trình này tạo ra phân hữu cơ sinh học.

Ủ phân tại nhà
Ủ phân tại nhà

Vì sao nên dùng phân bón hữu cơ?

Nhắc đến loại phân bón này, khá nhiều người ủng hộ. Vậy nguyên nhân tại sao mà chúng lại được ưu ái như vậy? Cả những nhà không trồng rau thuần hữu cơ vẫn ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ. Vì những lý do sau đây:

Cung cấp dưỡng chất cho cây trồng 1 cách đầy đủ, cân đối và bền vững

Nếu như phân bón vô cơ chỉ cung cấp những dưỡng chất đa lượng và mang tính tạm thời cho cây trồng thì phân bón hữu cơ còn cung cấp thêm những nguyên tố vi và trung lượng. Những nguyên tố này dễ dàng hấp thu vào đất giúp cây trồng phát triển cân đối.

Đặc tính của loại phân bón này là phân giải chậm và cân đối theo thời gian sinh trưởng, phát triển của cây. Từ đó chúng đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong suốt vòng đời của cây trồng.

Các loại vi sinh vật có ích có trong phân bón sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật hữu ích phát triển, ngăn chặn các loại vi sinh vật gây hại.

Cây trồng phát triển cân đối và ổn định

Một khi gặp môi trường đất, phân bón hữu cơ sẽ phân hủy thành các loại chất mùn chứa thành phần axit hữu cơ như: axit fulvic, axit humic,… Những loại axit này có tác dụng kích thích sự phát triển của rễ cây nhằm hấp thụ dưỡng chất trong đất.

Khi bạn phun những axit này lên lá, lá cây sẽ tăng khả năng quang hợp, cây trồng phát triển khỏe mạnh và ổn định hơn.

Chất lượng nông sản tăng

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lượng cao hơn so với thông thường. Đặc biệt, ít yếu tố độc hại tác động lên con người và động vật. Rau củ quả không bị dư lượng hóa chất có hại.

Thành phần phân bón hữu cơ chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng và các loại vi sinh vật có ích nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì điều này, dùng nông sản hữu cơ bạn sẽ yên tâm hơn.

Độ mùn trong đất tăng, đất màu mỡ hơn và cân bằng hệ vi sinh vật

Quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất tạo thành chất mùn làm tăng độ kết dính của kết cấu đất. Nhờ đó mà đất tăng độ tơi xốp, thông thoáng, khả năng giữ lại chất dinh dưỡng và giữ độ ẩm tăng. Kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của vi sinh vật có lợi trong đất. Giúp môi trường thổ nhưỡng đa dang vi sinh vật hơn.

Phân bón hữu cơ gặp môi trường thuận lợi sẽ phân giải và tích lũy trong đất làm tăng độ màu mỡ của đất.

Độ mùn trong đất tăng, đất màu mỡ hơn và cân bằng hệ vi sinh vật
Độ mùn trong đất tăng, đất màu mỡ hơn và cân bằng hệ vi sinh vật

Hạn chế xói mòn và rửa trôi đất

Sau khi phân giải chất hữu cơ trong đất, gặp các loại khoáng chất dinh dưỡng chúng sẽ trở thành các phức hệ hữu cơ – khoáng. Phức hệ này ngăn chặn sự xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, các chất mùn sẽ làm đất ổn định kết cấu, cấu trúc đất được bảo vệ, hạn chế tối đa việc xói mòn đất, bảo vệ tài nguyên đất.

Giúp cải tại đất

Nếu bạn canh tác trên đất cát hoặc đất bạc màu, việc sử dụng phân bón hữu cơ là việc nên làm bởi chúng góp phần đáng kể vào việc cải tạo đất trồng. Chúng tác động mạnh mẽ lên cấu trúc đất. Nhờ vậy mà những đặc tính lý, hóa, sinh trong đất đều được cải thiện.

Chính nhờ vậy mà việc dùng phân hữu cơ được nhiều nơi ưu tiên sử dụng.

Bảo vệ môi trường

Ở điều kiện thông thường, phân bón hữu cơ sẽ phân hủy hết trong môi trường đất. Trong khi đó phân bón vô cơ chứa những hóa chất độc hại lại rất khó phân hủy.

Việc dùng phân vô cơ lâu ngày dễ khiến các chất có gốc muối clor, sufat, nitrat,… trong phân gặp các ion tự do trong đất hình thành các axit gây chua đất. Sẽ nghiêm trọng hơn nếu các axit này ngấm sâu vào đất gặp môi trường nước vì chúng gây ô nhiễm nguồn nước.

Nhưng nếu bạn dùng phân hữu cơ trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các chất hữu cơ và hệ vi sinh vật sẽ giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh lọc bỏ các độc tố trong môi trường đất và nước. Sau đó chúng từ từ phân hủy và giảm độc tố. Nhờ vậy mà môi trường và cả con người được bảo vệ.

Hạn chế dùng phân bón vô cơ

Những lợi thế của các loại phân bón hữu cơ và những tác hại của phân vô cơ đối với môi trường và con người quá lớn. Nên dần dần phân hữu cơ được ưu tiên lựa chọn để vừa trồng trọt vừa góp phần phục hồi môi trường đất.

Nhờ vậy mà phân bón vô cơ không còn được sử dụng rộng rãi.

Tiết kiệm nước tưới

Loại phân này giúp thay đổi kết cấu đất, ngoài tăng độ tơi xốp thì tính giữ ẩm của đất cũng tăng đáng kể. Nhờ vậy mà lượng nước tưới cho cây không còn cần nhiều mà cây trồng vẫn được đảm bảo.

Hương vị rau củ quả ngon hơn đồng thời đảm bảo sức khỏe người sử dụng

Vì cây trồng được tiếp xúc với dưỡng chất từ phân bón 1 cách từ từ nên chúng phát triển đều đặn, đúng nhịp độ. Đồng thời, không bị hiện tượng tồn dư hóa chất độc hại trên rau củ quả nên hương vị chúng trở nên ngon hơn, giá trị của chúng cũng sẽ được nâng cao.

Ở điều kiện thông thường, chúng sẽ phân hủy hết trong môi trường đất
Ở điều kiện thông thường, chúng sẽ phân hủy hết trong môi trường đất

Tóm lại, việc sử dụng phân bón hữu cơ vừa làm tăng chất lượng nông sản, vừa tăng chất lượng đất, bảo vệ môi trường và cả bảo vệ sức khỏe con người. So với phân bón hóa học tác dụng nhanh chóng, tạm thời mà gây hại môi trường cũng như con người thì dùng phân bón này vô cùng tốt. Hãy thay đổi thói quen, hướng đến những điều tích cực để bảo vệ nền nông nghiệp, bảo vệ đất đai cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Vật Tư Nông Nghiệp

Đất trồng sen đá (theo hướng dẫn của cửa hàng cây cảnh)

Đất trồng sen đá (theo hướng dẫn của cửa hàng cây cảnh)

Ngày đăng: 10-06-2020

Vì sao chăm sóc rất cẩn thận mà sen đá lại hay chết? 90% sen đá sống lâu hay không phụ thuộc vào đất trồng sen đá đấy ạ! Bài viết này sẽ đi sâu hơn về cách trộn đất nhé!

Đất tribat – đất trồng rau cho nhà phố

Đất tribat – đất trồng rau cho nhà phố

Ngày đăng: 09-06-2020

Đất tribat được các “nông dân nhà phố” sử dụng khá nhiều bởi nó vừa sạch vừa giàu dinh dưỡng. Sạch như thế nào? Giàu dinh dưỡng ra sao? Hôm nay AVi sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé!

Viên nén xơ dừa và những tiện ích của nó trong nông nghiệp

Viên nén xơ dừa và những tiện ích của nó trong nông nghiệp

Ngày đăng: 28-05-2020

Viên nén xơ dừa là một giải pháp hữu hiệu nếu bạn đang loay hoay tìm cách gieo hạt mà tỷ lệ nảy mầm ở độ 99%. Bạn sẽ không mất thời gian chuẩn bị đất ươm hạt. Mọi việc đã được lo sẵn cho bạn. Hãy đọc kỹ bài viết để có nhiều thông tin bổ ích!

Ẩn