Hệ thống tưới nhỏ giọt cấp nước đủ đều lại không tốn công

Làm nông nghiệp hoặc đơn giản chỉ là người tự trồng một vườn rau nho nhỏ tại nhà, chắc bạn cũng đã từng nghe qua về hệ thồng tưới nhỏ giọt. Bạn đã tìm hiểu về mô hình này chưa? Nếu chưa có nhiều thông tin về chúng thì đây là bài viết bạn không nên bỏ qua. AVi Việt Nam sẽ cung cấp những kiến thức về ưu nhược điểm, những giải pháp được dùng nhiều nhất và cả những ứng dụng của chúng trong việc trồng cây. Hãy cùng tìm hiểu nhé! Chắc chắn sẽ có nhiều điều bạn chưa biết đấy!

Nước được tưới nhỏ giọt đều đặn cho cây trồng
Nước được tưới nhỏ giọt đều đặn cho cây trồng

Hệ thống tưới nhỏ giọt là gì?

Tưới nhỏ giọt tiếng Anh có nghĩa là Drip Irrigation, đây là một phương pháp tưới nước cho cây trồng được đến lần đầu tiên tại Israel.

Nước sẽ đi qua những hệ thống thiết bị gồm: đường ống dẫn nước, van, béc… và tưới một cách từ từ vào rễ hoặc vào gần gốc cây. Phương pháp này vừa giúp nông dân tự động hóa việc cung cấp nước tưới và phân bón vừa hạn chế tối đa sự bay hơi nước. Từ đó, giúp tiết kiệm nước tưới và phân bón.

Với hệ thống tưới nhỏ giọt, nước sẽ ngấm dần vào đất nên không bị trôi đi những chất dinh dưỡng có trong đất và phân bón. Do vậy nên đem đến nhiều lợi ích cho cây trồng.

Theo những nghiên cứu từ các chuyên gia của đất nước Israel, mô hình này giúp tiết kiệm đến 80% công sức tưới nước và 50% lượng nước tưới cho cây so với phương pháp thông thường.

Hiện nay có 2 hình thức nhỏ giọt phổ biến là nhỏ giọt dọc theo luống và nhỏ giọt xung quanh gốc cây.

Cấu tạo bộ tưới nhỏ giọt gồm: máy bơm, bộ điều khiển hẹn giờ tưới tự động, bộ lọc nước, đường ống dẫn nước, béc, co nối ống…

Được ứng dụng vào việc trồng cây tại nhà
Được ứng dụng vào việc trồng cây tại nhà

Chi phí đầu tư ban đầu tầm bao nhiêu?

Thông thường, bạn muốn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt thì trước hết cần lên chi phí mua đường ống dẫn nước, máy bơm áp suất, van, bec và bộ điều khiển.

Tùy theo quy mô canh tác, mật độ cây trồng mà số tiền đầu tư khác nhau. Thông thường, một hệ thống chuẩn để tưới cho 1 hecta đất trồng thường rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng.

Những hệ thống tưới tự động phổ biến

Ngoài ra, đối với những loại cây trồng khác nhau sẽ có kiểu tưới tương ứng như sau:

  • Phục vụ việc tưới hoa, cây cảnh, phong lan: Bạn nên dùng hệ thống phun sương tự động.
  • Tưới cây trồng trong nhà kính hoặc những loại cây nông nghiệp công nghệ cao: Bạn nên lắp hệ thống tưới nhỏ giọt.
  • Đối với việc tưới nước cho hoa màu, cây ăn quả: Bạn nên dùng hệ thống tưới phun mưa.
Hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn bắp
Hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn bắp

Ưu nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt

Đây được xem là một phương pháp tự động hóa trong nông nghiệp. Đối với những nhà nông tiên tiến, hệ thống này không mấy xa lạ. Qua thời gian đưa vào sử dụng, mọi người đã nhận ra những ưu và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

  • Tính ứng dụng cao, phù hợp với hầu hết những cây nông nghiệp.
  • Hỗ trợ người nông dân trong việc cung cấp nước cho cây trồng. Chỉ cần lên lịch, cài đặt lượng nước tưới từ ban đầu là hệ thống sẽ tự động tưới và nghỉ theo đúng yêu cầu của bạn.
  • Tiết kiệm nước tưới tối đa. Nước tưới được sử dụng đúng mục đích, không chảy tràn ra những vùng khác, không trôi phân bón.
  • Sử dụng được ở cả những nơi nguồn nước có áp lực yếu.
  • Lắp đặt hệ thống dễ dàng, đơn giản.

Nhược điểm

  • Do chất lượng nguồn nước không đồng bộ, có những nơi nước có cặn bẩn, rác thải hoặc những loại tạp chất dễ làm tắt nghẽn hệ thống. Tuy nhiên, nhược điểm này cũng dễ dàng khắc phục bằng cách sử dụng nguồn nước sạch hay xử lý nước qua hệ thống lọc trước khi cho qua đường ống dẫn.
  • Phân bố vùng ẩm không đồng đều. Nơi được tưới nước sẽ có độ ẩm ổn định nhưng những vùng lân cận sẽ bị khô.
  • Nếu áp dụng ở những vùng nước mặn, hệ thống tưới nhỏ giọt dễ gây ra hiện tượng tích tụ muối ở những rìa vùng được cấp ẩm. Khi gặp mưa, chúng sẽ tan ra và gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Bạn nên bổ sung phương pháp tưới phun mưa để làm tan lượng muối tích tụ.
  • Chi phí lắp đặt hệ thống tương đối cao.
Mô phỏng hệ thống
Mô phỏng hệ thống

Những giải pháp tưới nhỏ giọt phổ biến

Hiện nay trên thị trường có đa dạng các hình thức tưới nhỏ giọt, điển hình như sau:

  • Nhỏ giọt thủ công: Nghĩa là đây là hệ thống tưới nhỏ giọt nhưng không tự động hóa mà chúng chỉ hoạt động khi được yêu cầu. Các thao tác mở hay tắt đều được con người thao tác trực tiếp.
  • Tưới nhỏ giọt liên tục: Đây là giải pháp được lựa chọn cho việc cung cấp nước cho những cây có đường kính lớn, trồng trong những chậu to. Người dùng sẽ điều chỉnh lượng nước cực nhỏ và tưới liên tục ngày đêm.
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt tự động: đây là giải pháp thông minh được thiết kế tưới tự động theo khung giờ mỗi ngày. Bạn có thể cài đặt ban đầu hoặc dùng điều khiển từ xa bằng việc kết nối internet để bật tắt hệ thống theo ý muốn.

Ứng dụng

Với những ưu điểm trên, hệ thống này được sử dụng rộng rãi:

  • Tưới cây cảnh lớn nhỏ các loại;
  • Tưới cây hàng rào;
  • Tưới những tường cây công trình;
  • Cả những vườn rau sạch bé xinh tại nhà;
  • Tưới hoa màu trồng chuyên nghiệp và nhiều loại cây ăn trái.
Hệ thống này được sử dụng rộng rãi
Hệ thống này được sử dụng rộng rãi

Những quan niệm sai lầm về hệ thống

Có thể lắp đặt một cách đơn giản đối với mọi điều kiện cây trồng

Đây là sai lầm điển hình vì để tiết kiệm chi phí, bà con thường tự tìm hiểu rồi mua thiết bị về tự thi công. Sẽ hoàn toàn đúng đắn nếu bạn thực sự am hiểu. Bằng không bạn sẽ dùng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” và kết quả là phí tiền của và công sức một cách không hiệu quả.

Dùng đầu vòi bù áp vào những nơi thiếu hụt áp đầu vào

Đây là sai lầm cũng khá phổ biến. Tuy đầu vòi bù áp giá thành cao và tốt. Đồng thời nó làm cho áp làm việc của hệ thống tưới nhỏ giọt hoạt động đồng nhất giúp lưu lượng nước tưới ở các vòi đều bằng nhau. Nhưng nó chỉ hoạt động trong điều kiện áp từ 0,8 – 3,2 bar.

Không thể kết hợp vòi thường và vòi bù áp vào cùng một hệ thống. Chúng hoạt động riêng rẻ nhau.

Không cần hệ thống lọc

Cặn bẩn trong nước là nguyên nhân chính gây tắt nghẽn hệ thống. Kể cả dùng nước máy để tưới thì bạn cũng phải lắp hệ thống lọc.

Không tích hợp được nước và phân bón

Tại sao bạn lại bỏ qua một lợi ích quan trọng của hệ thống tưới thông minh này? Phân bón sẽ được hòa tan vào nước và đi qua hệ thống lọc rồi tưới đến cây trồng.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành bạn nên tham khảo cách hòa phân về lượng nước, lượng phân bón thích hợp để đảm bảo liều lượng dinh dưỡng cũng như không làm hỏng hệ thống.

Phân bón sẽ được hòa tan vào nước và đi qua hệ thống lọc rồi tưới đến cây trồng.
Phân bón sẽ được hòa tan vào nước và đi qua hệ thống lọc rồi tưới đến cây trồng.

Như vậy, đến đây bạn đã hiểu về hệ thống tưới nhỏ giọt đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp hiện đại. Đây là giải pháp được nhiều nơi áp dụng để giải phóng sức lao động, tiết kiệm nước và phân bón đồng thời giúp cây trồng phát triển thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bạn nên tìm hiểu kỹ và cần đến sự tư vấn của những chuyên gia am hiểu về phương pháp này để tiết kiệm chi phí và vận hành hiệu quả nhất.

Chúc bạn thành công!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Vật Tư Nông Nghiệp

Thuốc trừ sâu sinh học – trừ sâu bệnh nhưng không hại sức khỏe

Thuốc trừ sâu sinh học – trừ sâu bệnh nhưng không hại sức khỏe

Ngày đăng: 09-07-2020

Thuốc trừ sâu sinh học là các loại chế phẩm không thể thiếu trong nền nông nghiệp hữu cơ. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về đặc tính, ưu nhược điểm, cách chế biến và sử dụng chúng như thế nào để đạt hiệu quả nông nghiệp.

Phân bón hữu cơ - dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng, môi trường và sức khỏe con người

Phân bón hữu cơ - dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng, môi trường và sức khỏe con người

Ngày đăng: 04-07-2020

Phân bón hữu cơ là gì? Có mấy loại? Cách chế biến ra sao? Chúng khác gì so với phân hóa học? Công dụng của chúng đối với cây trồng, môi trường và sức khỏe như thế nào? AVi Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé!

Đất trồng sen đá (theo hướng dẫn của cửa hàng cây cảnh)

Đất trồng sen đá (theo hướng dẫn của cửa hàng cây cảnh)

Ngày đăng: 10-06-2020

Vì sao chăm sóc rất cẩn thận mà sen đá lại hay chết? 90% sen đá sống lâu hay không phụ thuộc vào đất trồng sen đá đấy ạ! Bài viết này sẽ đi sâu hơn về cách trộn đất nhé!

Ẩn