Kỹ thuật trồng cây thanh long đúng chuẩn để có năng suất cao

Thanh long là loại trái cây phổ biến ở nước ta. Hiện nhiều địa phương đã triển khai mô hình trồng cây thanh long xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu bạn quan tâm đến chúng thì đây là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc chúng sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhé! Thông qua bài viết chúng tôi cũng giới thiệu sơ qua về những giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe mà loại quả này đem lại.

Cậy thanh long đang giúp người dân cải thiện đời sống
Cậy thanh long đang giúp người dân cải thiện đời sống

Về cây thanh long

Thanh long là một trong những loài cây ăn quả thuộc họ xương rồng. Chúng có nguồn gốc từ Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện chúng đang được trồng khá nhiều tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm những quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia, khu vực phía Nam Trung Quốc, Đài Loan và một số nước khác.

Nhìn bên ngoài cây thanh long rất giống với cây xương rồng. Quả của chúng có nhiều hạt giống hạt mè đen nằm lẫn lộn trong ruột. Phần thịt quả có vị ngọt dịu và thơm ngon. Do vừa ngon ngọt vừa cung cấp ít calo nên chúng được ưa chuộng. Nhiều người còn nhầm vị chúng với quả kiwi.

Ngoài dùng để ăn tươi thì bạn còn có thể dùng quả thanh long để làm nước quả hay rượu vang. Hoa cũng dùng để ăn được hay ngâm nước uống như nước trà.

Phần hạt thanh long rất bé, bạn không cần loại bỏ chúng khi ăn vì không ảnh hưởng gì đến hệ tiêu hóa.

Thị trường nước ta hiện có 3 loại quả thanh long là thanh long ruột đỏ, ruột vàng hay ruột trắng. Những năm gần đây, giống ruột đỏ được ưa chuộng hơn nhiều.

Thanh long ruột đỏ rất được ưa chuộng.
Thanh long ruột đỏ rất được ưa chuộng.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Để trồng thanh long, bạn cần chuẩn bị cây giống, trụ trồng, đất trồng và thực hiện theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị trụ trồng

Với cách trồng ngày xưa, trụ trồng thanh long cần có chiều dài tầm 2,5 – 2,7m, kích thước đường kính trên 25cm. Một phần trụ được chôn xuống đất để cố định cây, phần trên mặt đất có chiều cao 2m là được.

Với xu hướng hiện nay, nông dân đã hạ trụ xuống còn chiều cao từ mặt đất đến đỉnh trụ chỉ 1,6 – 1,8m. Đường kính trụ được dùng cũng nhỏ hơn, chỉ tầm 15cm là đạt, không cần quá to.

Chuẩn bị giống

Khi lựa chọn hom giống, bạn nên chọn những cành to khỏe, thẳng, không bị sâu bệnh tấn công. Tuổi cành hom nên trên 6 tháng để đạt độ trưởng thành cơ bản.

Kích thước đáy hom dài 3 – 5cm, trước khi trồng bạn cắt bỏ phần thịt bên ngoài chỉ chừa lại phần lõi để không bị thối hom. Sau cùng, bạn nhúng hom vào dung dịch thuốc trừ nấm để hạn chế nấm bệnh thâm nhập vào cây giống làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.

Chuẩn bị đất

Việc làm đất nên được tiến hành trước khi trồng cây khoảng 1 – 2 tuần. Để đất thoát nước tốt, bạn nên đắp mô riêng cho mỗi gốc. Mô đất nên đắp cao 10 – 15cm, đường kính 60 – 80cm. Mỗi mô đất tương đương với một gốc thanh long, cách nhau khoảng 3m. Dùng thuốc ngừa nấm tưới vào mỗi mô.

Đất trồng cây thanh long nên đảm bảo tính tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Trước khi trồng cần bón lót bằng phân hữu cơ, phân lân và basudin.

Chọn thời điểm trồng cây

Đây là loài cây có thể được trồng quanh năm. Nhưng tốt nhất, bạn hãy trồng chúng vào mùa xuân hoặc mùa thu để khí hậu ôn hòa thuận lợi nhất.

Tiến hành trồng

Mỗi trụ bạn sử dụng 4 hom giống. Nhẹ nhàng đặt phần lõi hom xuống đất, phần còn lại ôm sát trụ và buộc cố định bằng dây nilong.

Trồng xong bạn phải cố định cây vào trụ.
Trồng xong bạn phải cố định cây vào trụ.

Kỹ thuật chăm sóc cây thanh long

Tưới nước, trừ cỏ

Vào mùa khô, bạn nên tưới nước đầy đủ để đảm bảo sự sinh trưởng của cây. Đặc biệt, khi quả đang phát triển và lúc sắp thu hoạch cũng không được thiếu nước.

Bạn có thể dùng rơm rạ, rác, phân xanh,… để tủ lên gốc nhằm hạn chế cỏ dại.

Sau mỗi trận mưa lớn, bạn nên xới đất để phá váng. Đồng thời nên làm cỏ định kỳ mỗi năm 2 – 3 đợt.

Cắt tỉa tạo hình

Quá trình cắt tỉa cây bạn cần lưu ý từ mặt đất đến đỉnh trụ cây thanh long chỉ nên chọn một cành khỏe nhất để nuôi. Dùng dây buộc chặt cành vào trụ để rễ khí sinh bám chặt vào trụ nhằm tránh gãy đổ khi gặp mưa gió.

Khi cây leo đến đỉnh trụ, bạn cắt tỉa để tạo tán tròn và giúp cây phân bố đều quanh trụ. Những cành mới trên đỉnh trụ sẽ được cắt tỉa theo nguyên tắc: 1 cành mẹ, 2 cành con. Bạn chỉ để lại những cành to khỏe nhất.

Những cành tai chuột, cành sâu bệnh hay bị khuất trong tán thì nên được tỉa bỏ thường xuyên. Ngoài ra, khi đã thu hoạch được 2 – 3 năm, bạn cũng nên loại bỏ cành  đó để nuôi cành mới cho năng suất cao hơn.

Bón phân

Việc cung cấp phân bón ảnh hưởng đến năng suất cây thanh long thu được. Những đợt bón phân và cách thức bón như sau:

  • Khi cây được 2 tuần tuổi: Bạn bón phân Urê, DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15. Định kỳ bón 10 ngày 1 lần bằng cách hòa loãng phân tưới vào gốc.
  • Khi cây được 3 tháng đến 1 năm tuổi: Cứ 15 ngày 1 lần bạn tưới phân urê, DAP hoặc NPK như trên nhưng tăng liều lượng.
  • Khi cây được 1 năm tuổi cho đến 3 năm: Bạn dùng phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai,… để bón cho cây. Bạn nên bón vào thời điểm cây đang chuẩn bị ra hoa rộ, khi cây cho trái rộ và giai đoạn cây sinh cành mới để thúc những quả trái vụ.
  • Cây thanh long bắt đầu ra trái, bạn nên cung cấp thêm phân kali để tăng độ ngon ngọt của trái.

Phòng trừ sâu bệnh

Quá trình cây thanh long sinh trưởng, phát triển thường bị kiến, ruồi đục trái hay bệnh thối cành, nám cành hay thán thư… Bạn nên theo dõi cây thường xuyên để có biện páo xử lý kịp thời.

Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, bạn nên lưu ý thời gian sử dụng cách thời gian thu hái bao lâu để không ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng nhé!

Cây thanh long ra trái khá nhiều và mỗi năm lại cho nhiều vụ.
Cây thanh long ra trái khá nhiều và mỗi năm lại cho nhiều vụ.

Thu hoạch và bảo quản

Sau khi cây thanh long rộ hoa cho đến ngày thu hoạch quả chỉ mất tầm 29 – 31 ngày. Tùy theo nhu cầu thị trường mà bạn chọn thời điểm thu hái thích hợp.

Thu hái quả một cách nhẹ nhàng để tránh xây xát, trầy quả.

Quả thanh long đối với sức khỏe

Thanh long là loại quả đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Giúp cân bằng lượng đường, giảm cholesterol trong máu;
  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng;
  • Giúp giảm cân, giải khát nhờ lượng nước nhiều và calo ít;
  • Cải thiện trí nhớ, trị bệnh phụ nữ;
  • Phòng ngừa ung thư ruột kết.
Thu hoạch nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm hỏng quả.
Thu hoạch nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm hỏng quả.

Thanh long là một loại trái cây được nhiều người ưa chuộng nên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu khá lớn. Nếu bạn đang cân nhắc việc trồng vườn cây thanh long để phát triển kinh tế gia đình thì hãy tham khảo thêm nhé! Hy vọng những kiến thức này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị trồng cây.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc! 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Cây Lâu Năm

Cây khế - cách trồng và phân biệt khế chua khế ngọt chuẩn nhất

Cây khế - cách trồng và phân biệt khế chua khế ngọt chuẩn nhất

Ngày đăng: 14-08-2020

Cùng AVi Việt Nam tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy và cách trồng chăm sóc cũng như phân biệt cây khế chua và khế ngọt chuẩn nhất nhé!

Cây dâu tằm – ai nên dùng, ai không nên?

Cây dâu tằm – ai nên dùng, ai không nên?

Ngày đăng: 12-07-2020

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về công dụng, cách trồng và chăm sóc cây dâu tằm, ai dùng tốt và ai không nên sử dụng? AVi Việt Nam còn hướng dẫn bạn làm nước dâu bồi bổ cơ thể đấy!

Cà chua thân gỗ có trồng ở việt nam được không?

Cà chua thân gỗ có trồng ở việt nam được không?

Ngày đăng: 10-07-2020

Với tên gọi vừa quen vừa lạ - cà chua thân gỗ - đang khiến nhiều người tò mò. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu kỹ về đặc điểm, giá trị dinh dưỡng, ưu điểm và cách trồng – chăm sóc chúng nhé!

Ẩn