Cây sung – cách trồng và kích thích quả để cầu mong sung túc

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những cây sung cổ thụ ở các làng quê. Người ta trồng chúng để lấy bóng mát. Tuy nhiên, do chúng mang ý nghĩa phong thủy tốt nên ngày nay lại được trồng với mục đích làm cảnh. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu về loại cây này từ đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng, cách kích thích cây cho nhiều quả để đem lại sự sung túc cho gia đình.

Ngày nay cây sung được trồng trong chậu.
Ngày nay cây sung được trồng trong chậu.

Giới thiệu cây sung

Đặc điểm

Sung là loài cây thân gỗ thuộc họ dâu tằm, kích thước cây lớn và sinh trưởng phát triển khá nhanh. Thân cây cao từ 25 – 30m với đường kính từ 60 – 90cm. Vỏ cây màu nâu xám. Lá của cây sung có hình mũi mác với kích thước từ 1,5 – 2cm, được lớp lông tơ bao phủ.

Hoa sung đơn tính. Quả mọc thành chùm trên cành, trên thân và cả ở nách lá. Quả sung nhìn giống hình quả lê nhưng hơi tròn, đường kính tầm 2 – 5cm tùy loại. Khi chín quả chuyển màu cam.

Cây sung ưa khí hậu ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vì vậy, người ta tìm thấy chúng khá nhiều ở miền Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và một số quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ và Nepal,…

Công dụng của quả sung

Quả sung thường được dùng để muối chua giống như muối cà để ăn kèm với những món ăn khác.

Lá của cây sung khi còn non được dùng để ăn kèm với thịt luộc, thịt muối chua, gỏi cá,…

Ngoài ra, những lá sung tật (bị côn trùng tấn công làm sùi đốm lên) được dùng để chữa bệnh, lợi sữa,…

Nhựa sung còn được dùng để chữa trị những vết thương ngoài da, chữa áp xe vú, nhọt độc, chốc ghẻ và chữa cả chứng đau đầu.

Nhờ dáng cây đẹp, dễ tạo dáng và mang ý nghĩa phong thủy nên hiện nhiều người trồng cây sung bonsai để làm cảnh.

Loại cây này là một loài cây cảnh rất phổ biến vì có dáng thân rất đẹp và bởi quan niệm từ sung gần với sung túc, hiện tại cây sung còn được sử dụng làm bonsai.

Đặc biệt loại quả này còn có mặt thường xuyên trong mâm ngũ quả những ngày đầu năm với hy vọng về một năm sung túc, đủ đầy.

Những quả sung chín chuyển màu cam.
Những quả sung chín chuyển màu cam.

Ý nghĩa phong thủy của cây sung

Quả sung được xếp vào bộ tam đa Phúc – Lộc – Thọ (Sung, Lộc Vừng, Vạn Tuế) nên được giới phong thủy ưa chuộng. Cây sung mang ý nghĩa về sự đủ đầy, sung túc, viên mãn, bình an.

Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc hơn so với cây si. Vì thế mà được nhiều người ưa chuộng. Nhưng nếu bạn chuyển cây sang môi trường mới, thời gian đầu chúng có thể bị rụng lá.

Phần mà chúng ta vẫn gọi là quả sung thực ra chỉ là hoa sung hay còn gọi là quả giả. Bên ngoài nhìn giống như đế hoa, phần đế này bảo vệ cho những cánh hoa li ti bên trong và khép kín tạo thành hình tròn trông như hình dạng quả. Lớn dần, chúng chuyển màu sang đỏ thẫm và chín rụng nhanh chóng.

Cây sung bonsai nhiều người trồng làm cây phong thủy.
Cây sung bonsai nhiều người trồng làm cây phong thủy.

Cách trồng cây sung

Sung là loại cây tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cây luôn xanh tốt, cho dáng đẹp và cho nhiều quả thì cần đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật cần thiết sau đây:

  • Đất trồng nên có thành phần cơ giới trung bình hoặc nặng. Bạn đừng nên trồng ở nơi đất có nhiều sỏi đá, cát hay những giá thể giữ nước kém.
  • Khi trồng cây sung ở ngoài tự nhiên, bạn nên trồng gần bờ ao, hồ.
  • Nếu trồng trong chậu xi măng vuông thì nên kết hợp hòn non bộ để cây không thiếu nước.

Kỹ thuật chăm sóc cây sung

Đây là loại cây không cần những kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Nhưng nếu muốn cây phát triển khỏe mạnh, đẹp dáng và nhiều quả thì lưu ý những yếu tố sau:

Tưới nước, bón phân

Cây sung ưa nước nên bạn cần cung cấp đầy đủ nước trong quá trình cây sinh trưởng. Bạn cần điều tiết lượng nước tưới và chế độ tưới để khống chế sự sinh trưởng của cây.

Đầu và cuối mùa mưa bạn nên cung cấp phân bón cho cây để cây thêm dinh dưỡng phát triển mạnh mẽ.

Tạo dáng bonsai cho cây sung

Tỉa cành thường xuyên để cây cho nhiều cành nhánh và cành lá không vươn quá dài. Chú ý uốn thân cây theo dáng thế mà bạn mong muốn để cây cho dáng đẹp.

Bạn nên dựa vào độ dẻo của cành mà thực hiện thao tác uốn nắn phù hợp. Những cành có dáng xấu, bạn nên cắt bỏ kịp thời để không làm ảnh hưởng đến dáng cây.

Những cành có quá nhiều lá hoặc quá sát nhau gây khó khăn cho việc tạo thế bonsai cũng nên được xử lý kịp thời.

Khi tạo dáng cần chú ý tạo bộ khung trước rồi sau đó mới phát triển những cành phụ bên ngoài. Như vậy cây sung sẽ dễ ra dáng chuẩn mà không sợ lệch dáng cây.

Vật dụng thường dùng để uốn cây là kéo cắt cành và dây kẽm. Có thể bẻ kẽm theo hình dáng yêu thích trước rồi buộc cây vào khung kẽm và cố định cây để định hình dáng.

Kích thích cây sung sai quả vào dịp tết

Ai trồng cây sung cũng mong chúng ra quả đúng dịp Tết Nguyên Đán. Muốn làm được điều này, tháng 6, 7, 8 bạn cần tiến hành tác động lên cây. Phương pháp kích thích như sau:

  • Ngưng tưới nước cây từ 15 – 20 ngày. Đồng thời cắt bỏ hết lá trên cây đi.
  • Cây sẽ đâm chồi mới.
  • Lúc này bạn chăm sóc cần thận để cây ra nụ và ra hoa quả trong vòng 3 tháng.

Nếu muốn cây sung ra quả một cách nhanh chóng hơn, bạn có thể dùng dao rạch vài đường ở gốc cây để nhựa chảy ra.

Những cây sung ra quả đúng dịp Tết Nguyên Đán sẽ đem lại may mắn, tiền tài và sự sung túc cho gia đình trong năm.

Nếu trồng sung trong chậu, bạn cần chú ý thay chậu, bổ sung đất và phân bón cho cây khi cây có dấu hiện ngưng phát triển.

Kích thích cây sung ra quả đúng dịp Tết để có một năm may mắn về tài lộc
Kích thích cây sung ra quả đúng dịp Tết để có một năm may mắn về tài lộc

Cây sung với ý nghĩa đem lại sự sung túc, giàu sang, phú quý cho gia chủ nên càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Với những thông tin trên, AVi Việt Nam hy vọng sẽ giúp bạn có thể tự tin trồng chúng tại nhà. Loài cây này tuy không khó trồng nhưng nếu muốn cây đẹp, dáng chuẩn và cho nhiều quả thì bạn cần dành cho cây một sự quan tâm đặc biệt.

Chúc bạn sớm có những cây cảnh tuyệt đẹp nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Sinh Vật Cảnh

Cây ngọc bích để bàn thu hút tài lộc cho những người tuổi nào?

Cây ngọc bích để bàn thu hút tài lộc cho những người tuổi nào?

Ngày đăng: 16-08-2020

Cây Ngọc Bích là cây gì? Công dụng, cách trồng và chăm sóc có khó không? Cây có những ý nghĩa phong thủy gì? Hợp với tuổi nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cây ngọc ngân hợp mệnh gì, tuổi nào? Cách trồng và chăm sóc

Cây ngọc ngân hợp mệnh gì, tuổi nào? Cách trồng và chăm sóc

Ngày đăng: 10-08-2020

Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu cây Ngọc Ngân hợp mệnh gì? Tuổi nào? Tác dụng của cây? Cây có độc không? Cách trồng và chăm sóc chúng có khó không nhé!

Trầu bà lá xẻ hợp với mệnh gì? Tuổi nào? Cách trồng dễ không?

Trầu bà lá xẻ hợp với mệnh gì? Tuổi nào? Cách trồng dễ không?

Ngày đăng: 06-08-2020

Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu về cây trầu bà lá xẻ - từ đặc điểm, công dụng, cách trồng chăm sóc, ý nghĩa phong thủy và xem chúng hợp với mệnh gì nhé!

Ẩn