Cây nắp ấm – loại cây độc đáo và nhiều công dụng

Có một loại cây với hình dáng khá độc đáo mà có lẽ ai nhìn vào cũng sẽ rất ấn tượng. Đó là cây nắp ấm – một loài cây với công dụng nổi bậc là bắt côn trùng. Chúng còn công dụng nào khác không? Nếu muốn sở hữu chúng thì cách trồng và chăm sóc có khó không?... Chắc bạn còn nhiều thắc mắc về chúng. Hãy để AVi Việt Nam giải đáp những thắc mắc này cho bạn nhé!

Loài cây có hình dáng độc đáo
Loài cây có hình dáng độc đáo

Về cây nắp ấm

Ngoài tên gọi này, người ta còn biết đến chúng với những tên gọi khác nhau như cây nắp bình, cây cỏ chuồng heo, cây bắt mồi,… là một trong những cây thuộc họ Nepenthaceae.

Loài cây này có hình dáng độc đáo nên được các nhà nghiên cứu lai tạo ra đa dạng kiểu dáng, màu sắc. Ngoài ra, trong môi trường tự nhiên chúng cũng tư lai tạo với nhau tạo thành những biến thể khác. Cho đến nay, theo thống kê có đến 130 loài cây nắp ấm khác nhau.

Hầu hết chúng được phân bố ở khu vực Đông Nam Á. Người ta tìm thấy những loài cây độc đáo nhất, đẹp nhất ở các nước như Malaysia, Indonesia.

Là loài cây thân thảo, bộ rễ khá nông. Chúng đặc biệt ở chỗ đầu lá phát triển thành hình cái nắp ấm, chúng có khả năng giữ nước cũng như bắt sâu bọ và các loại côn trùng. Chúng có khá nhiều màu từ nâu, tía đến xanh,…

Các loại độc đáo nhất, đẹp nhất hầu hết tập trung ở các nước Malaysia, Indonesia
Các loại độc đáo nhất, đẹp nhất hầu hết tập trung ở các nước Malaysia, Indonesia

Ý nghĩa cây nắp ấm

Không chỉ có ngoại hình được yêu thích, loài cây này còn mang ý nghĩa phong thủy cực tốt cho gia đình. Chúng được xem là một trong những loài cây giúp giữ lửa yêu thương, tạo hòa khí và đem lại hạnh phúc cho chủ nhân.

Nếu bạn đặt cây ở hướng Đông Bắc, Đông Nam hoặc hướng Đông của ngôi nhà thì chúng sẽ phát huy tác dụng phong thủy mạnh mẽ nhất.

Chính vì điều này mà chúng được các cặp đôi yêu nhau hay những cặp vợ chồng rất trân trọng.

Cây nắp ấm có những công dụng gì?

Loài cây độc đáo này có những công dụng chính sau đây:

  • Làm cây cảnh trang trí không gian thêm đẹp, ấn tượng và thu hút sự tò mò.
  • Là những chiếc bẫy ruồi, muỗi, kiến, sâu bọ và các loại côn trùng cực kỳ hữu hiệu.
  • Là một trong những vị thuốc Đông y trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, tiêu chảy.
  • Chữa cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, dạ dày,…
  • Chữa cảm, ho và chứng ho ra máu.
  • Góp phần phòng bệnh gan nhiễm mỡ.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn dùng nó trong công tác phòng và chữa bệnh thì trước hết bạn phải tham khảo ý kiến của bác sỹ về cách dùng cũng như liều lượng sao cho phù hợp và an toàn nhé!

Là những chiếc bẫy côn trùng cực hiệu quả
Là những chiếc bẫy côn trùng cực hiệu quả

Cách trồng cây nắp ấm

Chuẩn bị giống

Hiện nay có 2 cách trồng loài cây này là trồng bằng hạt và trồng bằng cây con.

  • Với cách trồng bằng hạt: Bạn mua hạt giống cây nắp ấm về rồi tự gieo hạt. Tuy nhiên, đây là phương pháp khó. Nếu như chưa rành cách gieo hạt thì bạn không nên thử vì khá mất thời gian và công sức cũng như sự hứng thú.
  • Cách trồng bằng cây con: những nhà vườn có kinh nghiệm đã chuẩn bị sẵn cây con. Bạn chỉ cần lựa chọn những cây khỏe mạnh để mua về trồng.

Chậu trồng

Tốt nhất khi trồng cây nắp ấm là dùng những chậu sứ có tráng men cả bên trong và bên ngoài để đẹp mắt và không gây nóng rễ khi đặt cây ngoài nắng. Lớp men bên trong chậu sẽ ngăn cản việc các chất khoáng ngấm vào chậu cây.

Kích thước chậu trồng nên nhỏ hơn kích thước tán lá của cây để những phần nắp ấm có thể xõa dài xuống cho đẹp mắt.

Chậu trồng đương nhiên cần những lỗ thoát nước để không gây bí rễ và ngập úng nước làm chết cây.

Chất trồng

Đối với loài cây đặc biệt này, chúng ta không dùng đất trồng mà là chất trồng. Bởi ngoài việc khác lạ ở ngoại hình, chúng còn khác lạ ở đặc điểm sinh lý. Để có được những cây nắp ấm khỏe mạnh, cho nhiều nắp và nắp tươi đẹp, bạn cần dùng loại chất trồng thiếu dinh dưỡng cũng như khoáng chất.

Chính vì vậy, những chuyên gia cây trồng đã nghiên cứu được 2 loại chất trồng thay thế cho đất trồng thông thường lá dớn và mụn dừa.

  • Dớn là một trong những loại rêu có khả năng ngậm nước. Dớn thường sinh sống ở những vùng cao hay những vùng khí hậu ôn đới. Bạn có thể dễ dàng mua được dớn trồng dạng khô khá phổ biến trên thị trường.
  • Mụn dừa là phần vỏ quả dừa được xay nhuyễn và trước khi bán người ta xử lý cho bạn luôn để phù hợp với việc trồng nắp ấm.
Dớn trắng dạng mềm đã qua xử lý
Dớn trắng dạng mềm đã qua xử lý

Tiến hành trồng

Nếu bạn muốn tự mình gieo hạt thì hãy tiến hành gieo như sau:

  • Cho chất trồng vào chậu ươm và dùng tay ém thật chặt.
  • Rãi hạt giống cây nắp ấm lên mặt đất sau đó tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi phun sương để giữ ẩm.
  • Đặt chậu nơi khô ráo thoáng mát chăm sóc đến khi nảy mầm. Mỗi ngày bạn nhớ tưới nước.
  • Khoảng 15 ngày sau hạt giống sẽ xuất hiện 2 lá mầm. Bạn di chuyển chậu cây ra ngoài nắng dẫn để lá cây quang hợp phát triển.
  • Sau đó, những chiếc lá nắp ấm đầu tiên xuất hiện. Nhưng ban đầu kích thước chúng rất bé. Càng về sau lá càng to hơn.
  • Cây nắp ấm được 1 năm tuổi mới có tầm 5 – 6 bình bằng ngón tay út. Khi đó bạn mới tách cây trồng riêng từng chậu được.

Đây là cách khá thú vị nhưng mất thời gian. Hơn nữa, hạt giống cây nắp ấm lại có tỷ lệ nảy mầm không cao. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì chỉ cần mua cây con bán sẵn đã có những nắp to hơn. Khi đó bạn chỉ cần cho vào chậu trồng và chăm sóc chúng.

Cây nắp ấm con bán sẵn
Cây nắp ấm con bán sẵn

Kỹ thuật chăm sóc

Quá trình gieo hạt tuy khó khăn nhưng cách chăm sóc chúng lại khá đơn giản. Bạn chỉ cần lưu ý những điểm sau:

Nhiệt độ

Nhiệt độ tiêu chuẩn để cây sinh trưởng phát triển mạnh là từ 18 – 30 độ C. Đây là loài cây ưa mát mẻ, khả năng chịu nóng kém.

Ánh sáng

Chúng ưa bóng râm hơn là ánh nắng. Tuy nhiên, chúng có khả năng thích nghi tốt, có những cây có thể chịu được nắng gắt nhưng phải có thời gian cho chúng tập làm quen.

Thời gian chiếu sáng của cây cần tối thiểu 2 giờ mỗi ngày. Khi đó, phần ấm mới lên màu ửng đỏ. Nếu thiếu nắng, chúng sẽ không phát triển những chiếc bình độc đáo đâu nhé!

Độ ẩm

Độ ẩm tiêu chuẩn cho cây khoảng 70%. Nếu thiếu ẩm, cây sẽ không cho bình đẹp và lá cây không mượt.

Chất trồng

Mỗi năm bạn nên thay chất trồng lại 1 lần để loại bỏ những chất trồng cũ hết khả năng tơi xốp, thông thoáng rễ.

Tưới nước

Khi thấy chất trồng khô, bạn nên cung cấp nước kịp thời cho cây.

Loại nước tưới tốt nhất cho cây là nước mưa hoặc nước máy để ra ngoài môi trường 2 – 3 ngày cho bớt clo.

Phân bón

Đây là loài cây đặc biệt. Chúng ưa sống những nơi thiếu dinh dưỡng nên bạn không cần bón phân.

Thay vào đó, bạn nên tìm cách thu hút côn trùng đến cho những nắp ấm làm việc bởi nguồn sống của chúng chính là những con côn trùng tự bắt được.

Nguồn sống của chúng chính là những con côn trùng tự bắt được.
Nguồn sống của chúng chính là những con côn trùng tự bắt được.

Tóm lại, cây nắp ấm là một loài cây cảnh có kiểu dáng khác lạ, chúng không đẹp ở dáng thân mà đẹp ở sự đột phá của những chiếc lá. Hơn nữa, ngoài chức năng bắt ruồi, muỗi, côn trùng, chúng còn có nhiều tác dụng trong việc phòng trị bệnh. Đồng thời chúng còn mang ý nghĩa phong thủy về sự gắn kết yêu thương. Nếu bạn cũng yêu thích loài cây này thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay những cửa hàng cây cảnh để đặt mua ngay vài chậu trồng tại nhà nhé! Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn.

Chúc bạn và gia đình luôn hạnh phúc!

Bình luận về bài viết này
  • 13:21 12/11/2021 Kiều Diễm

    Bài viết chi tiết rất hay. Thanks bạn!




Bài khác cùng chuyên mục Sinh Vật Cảnh

Cúc tần ấn độ - loài dây leo độc đáo

Cúc tần ấn độ - loài dây leo độc đáo

Ngày đăng: 06-07-2020

Nếu bạn đang loay hoay tìm một loại cây có khả năng cản nắng, cản nhiệt, cản bụi cho ngôi nhà mình thì đừng nên bỏ qua cây cúc tần Ấn Độ. Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin về loài cây này, cả cách trồng, chăm sóc và nhân giống chúng.

Cây vạn lộc hợp mệnh gì?

Cây vạn lộc hợp mệnh gì?

Ngày đăng: 05-07-2020

Cây Vạn Lộc là loài cây cảnh nhưng mang ý nghĩa phong thủy thu hút tài lộc và may mắn đến cho chủ nhân. Chúng hợp với người mệnh gì? Cách chăm sóc thế nào? Tất cả sẽ được AVi Việt Nam gửi đến bạn qua bài viết này.

Cây dương xỉ - cách trồng, công dụng và ý nghĩa phong thủy

Cây dương xỉ - cách trồng, công dụng và ý nghĩa phong thủy

Ngày đăng: 05-07-2020

Cây dương xỉ - một loài cây thường mọc hoang sơ nhưng hiện nay được ưa chuộng trồng trong nhà để trang trí, lọc khí và còn vì ý nghĩa thu hút tiền tài của chúng. Hãy cùng AVi Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này nhé!

Ẩn