Cách trồng bưởi da xanh có khó không?

Nếu bạn là người thích những loại trái cây có vị chua chua ngòn ngọt thì chắc bạn cũng là “fan” của giống bưởi da xanh đúng không? Cách trồng bưởi da xanh có khó không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Do đó, hôm nay AVi Việt Nam sẽ dành thời gian chia sẻ cho bạn về những thông tin liên quan đến giống bưởi này. Từ đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc cho đến cách thu hoạch và bảo quản quả bưởi sẽ được chúng tôi lần lượt giới thiệu đến bạn. Cùng tìm hiểu nhé!

Bưởi da xanh
Bưởi da xanh

Về giống bưởi da xanh

Nguồn gốc và đặc điểm

Có nguồn gốc từ xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, sau đó loại bưởi này được nhân rộng ra trồng ở nhiều nơi khắp nước ta.

Chúng có hình dạng tương tự như những giống bưởi khác nhưng vỏ có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng và tép bưởi màu hồng đỏ.

Giống bưởi da xanh khác biệt so với những loại bưởi khác ở chất lượng và hương vị. Khi chín, vỏ bưởi khá mỏng và rất dễ lột. Được nhiều người ưa chuộng ở vị ngọt thanh, không chua, độ brix (độ ngọt quả bưởi chín) khoảng 9,5 – 12%, hương thơm dễ chịu.

Nhờ vậy mà giống bưởi này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam công nhận là giống quốc gia và được xuất khẩu sang 50 quốc gia trên khắp thế giới.

Cách trồng bưởi da xanh đạt nhất thường là những nơi có nhiệt độ từ 23 – 29 độ C và ánh sáng trung bình, không nắng gắt.

Bưởi thích nghi tốt trong môi trường nhiều nước nhưng không quá nhiều gây úng ngập. Nếu thiếu nước, đặc biệt là trong thời gian cây ra hoa kết trái, sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây.

Đất trồng bưởi da xanh phải tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 – 7. Đất ít hoặc không nhiễm mặn và những nơi đất có hàm lượng hữu cơ lớn hơn 3%, quả bưởi thu được sẽ có vị ngon ngọt hơn.

Thành phần dinh dưỡng của bưởi da xanh

Ngoài hương vị thơm ngon, bưởi da xanh còn có giá trị dinh dưỡng khá cao nên được ứng dụng trong y học.

Trong 100gam ruột bưởi chứa 59 calo. Ngoài ra, thành phần chứa vitamin C và các khoáng chất khác như Canxi, sắt và Phốt pho nên chúng rất có ích cho sức khỏe con người. Với thành phần giàu dinh dưỡng như vậy, mỗi ngày bạn chỉ cần ăn 2 múi bưởi da xanh là hệ tiêu hóa của bạn sẽ được cải thiện. Chính vì vậy mà nhiều người muốn tìm hiểu cách trồng bưởi da xanh.

Chuẩn bị gì trước khi trồng bưởi da xanh?

Để có những quả bưởi da xanh chất lượng, ngay từ khâu chuẩn bị bạn cũng phải tiến hành cẩn thận.

Thời điểm trồng tốt nhất?

Giống bưởi này thích hợp trồng vào khoảng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (tầm tháng 3 – 5 dương lịch). Trồng vào thời gian này, khi cây đã phát triển rễ hoàn chỉnh thì thời tiết mới trở lạnh. Khi đó, cây sẽ có đủ sức chống chọi. Ngoài ra, trồng vào lúc này, bạn sẽ không lo vấn đề thiếu nước.

Làm đất

Đất trồng bưởi nên lựa chọn địa hình bằng phẳng, thoát nước tốt, bề mặt nơi trồng nên cao hơn so với mực nước xung quanh khoảng 20 – 30cm. Nếu không, bạn có thể tiến hành khơi rãnh thoát nước để hỗ trợ vấn đề tiêu nước vào mùa mưa.

Trước khi trồng, bạn nên đào hố. Có thể đào hố dạng hình tròn hoặc vuông, kích thước 1,2 x 1,2m và sâu 30cm. Đào quá sâu dễ gặp lớp đất phèn không có lợi cho sự phát triển của cây.

Mật độ trồng phù hợp nhất là 5x5m để cây có đủ không gian phát triển, đón đủ ánh nắng và chất dinh dưỡng nuôi cây khỏe mạnh.

Sau đó, bạn rải mỗi hố 2 – 3 kg vôi bột và phân chuồng ủ hoai và các loại phân hữu cơ để cung cấp dưỡng chất cho hố trồng. Sau đó 1 tháng là có thể trồng được.

Để có những quả chất lượng, cách trồng bưởi da xanh phải được đảm bảo
Để có những quả chất lượng, cách trồng bưởi da xanh phải được đảm bảo

Yêu cầu vườn bưởi

Cách trồng bưởi da xanh trên đất mới: Bạn cần đào mương lên liếp để xả mặn, xả phèn đồng thời góp phần nâng cao tầng canh tác. Liếp trồng nên theo hướng Bắc – Nam để cây nhận đầy đủ và đồng đều lượng ánh sáng. Chiều rộng của mương từ 1 – 2m, mỗi liếp rộng 6 – 8m. Cần có bờ bao bảo vệ cây và giữ ổn định mực nước trong mương. Vườn bưởi nên có cống lấy nước và nơi điều tiết nước.

Khi trồng trên đất cũ: Nên thay đổi vị trí hố trồng để tránh sâu bệnh tiềm ẩn trong những hố cũ. Bạn có thể tiến hành trồng ngay khi vẫn còn những cây cũ vừa để tiếp tục thu hoạch vừa để lợi dụng bóng mát cây cũ che cho lứa cây mới. Việc này còn giúp bạn hạn chế cỏ dại.

Xung quanh vườn bưởi nên thiết kế hàng rào chắn gió. Nên trồng hàng rào kỹ hơn ở hướng Đông và Tây Nam. Xoài, dừa nước hoặc dâm bụt là những cây thường được lựa chọn cho mục đích này.

Chuẩn bị cây giống bưởi da xanh

Việc chọn cây giống là khâu rất quan trọng trước khi học cách trồng bưởi da xanh. Cây giống tốt phải đạt những yêu cầu sau:

  • Cây giống sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. Tốt nhất bạn nên chọn cây giống từ các trung tâm ươm giống cây trồng uy tín.
  • Đảm bảo những đặc tính di truyền từ cây mẹ.
  • Chiều cao lớn hơn 60cm (tính từ bầu giâm) và có 2 hoặc 3 cành cấp 1.
  • Đường kính gốc cây giống khoảng gần 1cm.

Ngoài ra, nếu bạn chọn cách tự nhân giống bằng 2 phương pháp: chiết cành và ghép cành.

Chiết cành

Đây là phương pháp nhân giống dễ tiến hành mà lại giữ được đặc tính của cây mẹ. Rễ cây con sau khi chiết sẽ mọc cạn và thích hợp với việc trồng ở những nơi có mực nước hơi cao.

Tuy nhiên cách làm này lại hạn chế ở hệ số nhân giống không cao, dễ dàng lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và cây nhanh già cỗi. Hơn nữa, do bộ rễ cạn nên cây dễ ngã đổ.

Khi chiết cành bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Khử trùng dụng cụ chiết trước và sau khi thực hiện trên mỗi đoạn cành.
  • Chọn những cành bánh tẻ, không nên chọn cành chiết quá non hoặc quá già.
  • Cây giống đương nhiên phải là những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

Ghép

Ưu thế hơn phương pháp chiết cành là hệ số nhân giống cao, tận dụng được những ưu thế của gốc ghép, khả năng cây chống chịu với giõ bão tốt, ít bị ngã đổ. Ngoài ra tuổi thọ cây khá cao và những đặc tính tốt của cây đầu dòng được giữ lại gần như đầy đủ.

  • Gốc ghép: Bạn có thể dùng những giống bưởi chua ở địa phương mình đang sinh sống để làm gốc ghép. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng gốc cây cam mật cũng khá tốt. Gốc ghép phải nên lựa chọn những gốc được gieo từ hạt khỏe mạnh, không nên chọn hạt những quả bệnh hay quả rụng.
  • Trước khi ghép, gốc ghép phải được phun thuốc chống rầy định kỳ.
  • Mắt ghép hay cành tháp: Nên chọn những cành nghiêng ở giữa thân, không nên lấy mắt gjeos ở những cành vượt hoặc những cành mọc lòa xòa trên mặt đất. Bạn nên sử dụng mắt ghép sạch bệnh.

Cách trồng bưởi da xanh

Là giống cây khó trồng nên để người trồng bưởi phải nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc để thu được năng suất cao mà kéo dài tuổi thọ của cây.

Khi trồng, bạn nên chọn giống bưởi da xanh bằng những cây giống chiết để giữ nguyên đặc tính cây mẹ và cây khỏe mạnh hơn, thời gian thu hoạch ngắn hơn.

Cách trồng bưởi da xanh được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Nhẹ nhàng lột bỏ lớp ni long bên ngoài bầu cây giống. Bạn phải thao tác thật nhẹ nhàng để không làm đứt rễ cây.
  • Bước 2: Ngay giữa hố trồng đã chuẩn bị, bạn đào lỗ bằng với bầu giống. Nhẹ nhàng đặt cây vào lỗ. Sau đó lấp đất xung quanh và đè chặt để nén kỹ gốc cây nhằm cố định cây con.
  • Bước 3: Cắm cọc song song thân cây và cột dây nối cọc với thân cây để cây không bị ngã đổ và không bị gió lay gây động rễ dễ chết cây.
  • Bước 4: Tưới đẫm nước cho dẽ đất. Sau đó, che phủ gốc cây bằng rơm rạ hay lá khô để giữ ẩm đất tốt hơn. Việc giữ ẩm cho đất phải được quan tâm thường xuyên để cây bén rễ vào môi trường đất mới dễ dàng hơn.
Cây giống nên chọn cây khỏe mạnh
Cây giống nên chọn cây khỏe mạnh

Kỹ thuật chăm sóc

Sau khi đã thực hiện đúng cách trồng bưởi da xanh, bạn còn phải chú ý đến chế độ chăm sóc. Đặc biệt là chế độ nước, bón phân, tỉa cành tạo tán và phòng trừ sâu bệnh cho cây phát triển tốt. Việc kích thích ra hoa đậu trái của cây cũng không kém phần quan trọng.

Chế độ nước

Các giải đoạn sinh trưởng và phát triển của giống bưởi này đều cần nước đầy đủ, đặc biệt là giai đoạn cây con mới trồng và lúc cây ra hoa kết trái. Tuy nhiên, khả năng chịu ngập của chúng khá kém, lượng nước quá nhiều dễ làm bí rễ dễ chết cây.

Do đó, tùy theo mùa mà bạn có chế độ tưới tiêu nước phù hợp.

Bón phân

Dựa vào tính chất của môi trường đất và giai đoạn của cây mà bạn lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi bón phân bạn nên kết hợp phân vô cơ và hữu cơ để cung cấp đầy đủ chất cho cây.

Các thời kỳ bón phân như sau:

  • Khi cây 1 – 3 năm tuổi: Với mỗi gốc bưởi, bạn nên hòa tan 10 -20 gam Ure trong 10 lít nước để tưới. Việc này nên tiến hành mỗi tháng 1 lần hoặc 2 tháng 1 lần. Khi cây đã được 1 tuổi, bạn không cần hòa nước nữa mà bón trực tiếp vào gốc cây.
  • Khi cây bưởi đã cho trái ổn định: Việc bón phân nên tiến hành vào 5 thời điểm sau:
  • Sau thu hoạch: Mỗi năm bạn cung cấp 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ cho mỗi gốc.
  • Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.
  • Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.
  • Giai đoạn phát triển quả: bón 25% đạm + 25% kali.
  • Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali.
Dựa vào tính chất của môi trường đất và giai đoạn của cây mà bạn lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dựa vào tính chất của môi trường đất và giai đoạn của cây mà bạn lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp

Tỉa cành và tạo tán cho cây

Trồng bưởi da xanh được 1 năm, một việc bạn không nên bỏ qua trong quá trình học cách trồng bưởi da xanh đúng chuẩn là tỉa cành tạo tán cho cây. Việc tạo tán sẽ giúp cây bưởi hình thành và phát triển bộ khung cơ bản và vững chắc để phát triển lá cây.

Việc tỉa cành nên diễn ra thường xuyên và tỉa những cành sâu bệnh, ốm yếu, cành khuất nắng không có khả năng ra quả, những cành đan chéo nhau, những cành vượt,…

Dụng cụ dùng để tỉa cành tạo tán phải được khử trùng nhằm không lây bệnh.

Xử lý ra hoa

Nếu không tác động gì thì vườn bưởi da xanh của bạn cũng sẽ ra hoa kết trái nhưng đương nhiên chất lượng và sản lượng không được như bạn mong muốn. Để xử lý ra hoa tập trung bạn cần tiến hành những cách sau:

Xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn:

Giống như đa số các loài cây trồng khác, khi cây khô hạn, hoa mới đồng loạt xuất hiện.

Bạn có thể tạo khô hạn vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch để thu hoạch quả đúng dịp trung thu. Nếu muốn thu hoạch quả dịp Tết Nguyên Đán, bạn nên tạo khô hạn vào khoảng tháng 3 tháng 4 dương lịch.

Tuy nhiên, trong thời gian xử lý khô hạn, nếu gặp mưa, bạn nên dùng tấm nilong đen che phủ quanh gốc.

Xử lý ra hoa bằng cách tỉa lá của cành mang trái

Đây là cách khiến cây ra hoa trái vụ nhưng chỉ có tác dụng trên cây mới cho trái được vài năm. Khi cây đã phát triển, cành lá nhiều nên kỹ thuật này không còn hiệu quả.

Cắt cành tạo tán cho cây bưởi
Cắt cành tạo tán cho cây bưởi

Tỉa bớt quả và bảo vệ quả

Đối với cách trồng bưởi da xanh chuẩn, khi cây ra quả, mỗi chùm chỉ nên giữ lại tối đa 1 – 2 trái để cây nuôi trái tốt hơn. Đối với những cây còn nhỏ mà đậu trái thì cũng nên tỉa bỏ. Chỉ nên để trái khi cây được 3 năm tuổi.

Để quả bưởi đạt chất lượng và mẫu mã đẹp, việc bao quả nên được tiến hành sớm (ngay khi kích thước quả bưởi bằng quả trứng vịt). Bạn dùng những túi nilong có đường kính ít nhất 20cm để bao quanh quả. Cố định túi và đừng quên cắt bỏ phần đáy túi để quả được thông thoáng. Nên dùng túi nilong trắng để không ngăn chặn quá trình quang hợp.

Phòng trừ sâu bệnh

Thông thường, bưởi da xanh thường dễ mắc các bệnh như thối rễ, thối lá hay bị côn trùng chích hút thân và quả…

Bạn có thể dùng phương pháp thủ công hay các chế phẩm sinh học dể tiêu diệt sâu bệnh hại cây.

Thu hoạch bưởi da xanh

Khi bạn đảm bảo cách trồng bưởi da xanh từ ngày ra hoa đến khi thu hoạch quả khoảng 7 - 8 tháng. Khi thu hoạch, bạn nên hái khi quả vừa chín tới là ngon nhất.

Biểu hiện quả chín là các túi tinh dầu nở to, vỏ căng và chuyển màu, đáy quả hơi bằng và khi ấn thì mềm, quả bưởi cầm thấy nặng tay.

Bạn nên thu hoạch vào lúc trời mát với thao tác nhẹ nhàng. Tránh thu hoạch lúc nắng gắt, sau khi mưa hoặc có sương mù nhiều vì dễ ảnh hưởng quá trình bảo quản.

Tuy nhiên, nếu trồng bưởi bán mà ngay thời điểm thu hoạch giá bưởi quá thấp, bạn có thể giữ trái trên cây thêm 15 – 30 ngày bằng cách phun lên cây các loại phân bón lá, bón nhiều phân đạm hoặc tưới nước thường xuyên cho cây.

Múi bưởi chín
Múi bưởi chín

Tóm lại, bưởi da xanh là loại bưởi khó trồng và yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao mới hy vọng có được chất lượng và sản lượng quả tốt. Trên đây, AVi đã hướng dẫn bạn về đặc điểm, đặc tính cũng như cách trồng bưởi da xanh. Những thông tin về kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tỉa cành, tỉa trái và bảo vệ quả cũng được giới thiệu kỹ. Hy vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn sớm có vườn bưởi như mong đợi!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Cây Lâu Năm

Cách trồng bơ chuẩn nhà vườn nhanh thu hoạch

Cách trồng bơ chuẩn nhà vườn nhanh thu hoạch

Ngày đăng: 21-06-2020

Bạn đã biết cách trồng bơ nhanh thu hoạch nhanh nhất chưa? Với bài viết này, AVi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng, cách chăm sóc, cách thu hoạch bơ chỉ mất 2 – 3 năm.

Kỹ thuật trồng ổi trong chậu có khó không?

Kỹ thuật trồng ổi trong chậu có khó không?

Ngày đăng: 15-06-2020

Kỹ thuật trồng ổi trong chậu có khó không? Hãy cùng AVi tìm hiểu cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cây ổi để thu hoạch nhanh, sai quả và ít sâu bệnh nhé!

Kỹ thuật gieo trồng hạt giống dâu tây đỏ nhật bản

Kỹ thuật gieo trồng hạt giống dâu tây đỏ nhật bản

Ngày đăng: 05-06-2020

Dâu tây Nhật Bản “ăn đứt” Dâu tây Việt nhờ vị ngon ngọt nhưng giá thành khá cao. Nắm được kỹ thuật gieo trồng hạt giống Dâu tây Nhật Bản bạn có thể thưởng thức quả Dâu Nhật với giá thành rẻ nhất.

Ẩn